Tìm kiếm tin tức
Giới thiệu >> Điều kiện tự nhiên
Trong buổi đầu khi tách khỏi Thanh Thủy Chánh để lập làng mới  (giữa thế kỷ XVIII ), dân cư còn ít ỏi, việc quản lý làng còn mang tính chất tự trị. Để tồn tại, làng tự đề ra những quy ước về tập tục ăn ở, sản xuất, đi lại, bảo vệ an ninh, thờ cúng của làng…Dẫu còn phiến diện, đơn giản và chưa được văn bản hóa, nhưng LỆ LÀNG đã buộc mọi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo.
Anh Lê Bá Kỳ, sinh ra và lớn lên ở quê nhà (Ấp Ba - làng Thanh Thủy Thượng) sống thời niên thiếu, học hành ở Huế sau đó vào sống ở Sài Gòn, Anh đã dày công nghiên cứu nguồn gốc phong tục, tập quán… của làng và biên soạn tập “Sống ở làng - Đôi nét về làng Thanh Thủy Thượng” mang tính chất khảo cứu rất đáng trân trọng. Chúng tôi xin lần lượt trích đăng phục vụ bạn đọc.
“Quê hương tôi sống trong bỏng cháy, Đất xới bom thù; úng, hạn , mặn , chua Dòng Lợi Nông mãi thiếp trong mơ Nắng đục, mưa trong hai bờ xơ xác...
Hàng năm, cứ đến thượng tuần tháng bảy nhằm ngày chữ Đinh, trực Thu, làng Thanh Thủy Thượng (TTT) tổ chức tế lễ mùa thu . Đây là lễ tế ngài Thành hoàng bổn thổ và 13 vị Khai canh của làng. Lễ hội mùa thu là lễ hội lớn nhất của làng TTT.
Cũng như những làng xã cổ truyền khác, Thanh Thủy Thượng có những ngày hội riêng của làng mình. Đó là những ngày hội mang tính cộng đồng, dân tộc lành mạnh, bao hàm các nội dung: Thể hiện ý thức “ Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn Tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, ngoài ra còn để bồi dưỡng sức dân sau những tháng ngày lam lũ. Với hoàn cảnh riêng, làng TTT không có những ngày hội làng dài ngày tốn kém. Trong năm, làng có ba ngày hội lớn : Hội mùa Xuân,...
Hội Lạp là một trong ba lễ hội truyền thống của làng Thanh Thủy Thượng. Hội lạp là ngày hội chạp của làng. Hội Lạp diễn ra trong hai ngày Mồng một, mồng hai tháng Hai  Âm lịch hàng năm.
Nhằm cố gắng bảo vệ chế độ phong kiến đã mất nhuệ khí và mất lòng tin đối với nhân dân, nhà Nguyễn tăng cường truyền bá tư tưởng tam giáo đồng nguyên, trong đó lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo. Cấu trúc đình làng Thanh Thủy Thượng cũng thể hiện tín ngưỡng của dân làng: Chùa – Văn Thánh – Đình.
Thủy Dương trong chặng đường 10 năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội 1975 - 1985
Thủy Dương đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
Nhân dân Thủy Dương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ can thiệp (12/1946 - 7/1954)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.072.442
Truy câp hiện tại 120