Tìm kiếm tin tức
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Chương IV
Ngày cập nhật 14/01/2014

Nhân dân Thủy Dương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ can thiệp (12/1946 - 7/1954)

     Thấy rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, và sau khi đã chuẩn bị về cơ bản cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi, để giành quyền chủ động cho ta, ngày 19-12-1946, Hồ Chủ Tịch thay mặt  Đảng và Chính phủ ta đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, cùng với nhân dân cả nước, từ đó nhân Thủy Dương đã đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ và góp phần xứng đáng của mình vào việc bảo vệ Tổ quốc và đã viết tiếp những trang sử đẹp của quê hương mình .
I. Nhân dân Thủy Dương tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở mặt trận Huế:
Đối với ta, mặt trận Huế vừa quan trọng, vừa phức tạp, tại đây quân Pháp có khoảng 1000 tên được trang bị hiện đại và đóng trong những ngôi nhà kiên cố thuộc khu “tam giác sắt “ trên kia đã có nói.
Về phía ta, đến giữa tháng 12-1946, đã sẵn sàng bước vào chiến đấu. Trên các đường phố ở đâu cũng có các khẩu hiệu bằng cả hai thứ tiếng Việt, Pháp :
                “ Độc lập tự do hay là chết “
                “ Đả đảo thực dân Pháp xâm lược. “
                “ Hồ Chủ Tịch muôn năm “ v.v...
Ở các ngã ba, ngã tư, chướng ngại vật được nhân dân ta dựng lên rất nhiều. Mặt đường và phố có nhiều hố sâu được đào để ngăn chặn xe cơ giới của địch, từng chặng đường hoặc phố có nhiều cây to được nhân dân hạ xuống chắn ngang đường. Các tường nhà cơ quan hay nhà dân được đập thủng nhiều lỗ để cho bộ đội ta vận động dễ dàng và bí mật đánh địch. Nhân dân được tổ chức đi tản cư khỏi thành phố. Cả một chiến trường thực sự đã được chuẩn bị, cả thành phố im lặng nghiêm trang hướng về Đảng về Chính phủ và Hồ Chủ Tịch để chờ lệnh.
Vào ngày 19-12 -1946 lệnh đã được ban ra, trong đó có đoạn nói rõ :
“ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng đã quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không ! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
 Hỡi đồng bào!
Chúng ta hãy đứng lên!...
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ dân quân !
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta “  .
Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch chính là quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân tộc, nên cả nước Việt Nam hùng dũng ra quân đánh Pháp. Về phần mình, lúc này Thủy Dương đã ra quân dũng cảm tham gia đánh giặc ở Huế .
2 giờ 30 ngày 20-2-1946, cả thành phố còn trong giấc ngủ, bỗng điện tắt, thành phố tối om và một tiếng nổ ầm vang to lên. Ta đặt mìn phá sập cầu Tràng Tiền và đó cũng là hiệu lệnh cho quân ta tiến quân vào giặc Pháp ở khu “Tam giác Sắt”. Khu vực Nam thành phố, tiếng súng, tiếng lưụ đạn và tiếng reo hò vang dội cả thành phố. Mộüt đơn vị dân quân Thủy Dương do đồng chí Lê Bá Dõng chỉ huy được giao nhiệm vụ phối hợp đánh quân Pháp ở khách sạn Mô Ranh và nhà hàng Sắp - Phang - Rông. Đồng thời phối hợp với đội cảm tử quân của đồng chí Phạm Công Lan (thuộc Thành Phố Huế) chỉ huy, phối hợp với tiểu đoàn tiếp phòng quân Thuận Hóa đánh quân Pháp ở tại nhà Nguyễn Khoa Kỳ. Một đơn vị khác của xã được giao nhiệm vụ đánh quân Pháp ở nhà tên Pháp Mác- bớp. Một đơn vị khác đã tham gia giữ cầu An Cựu.
Tất cả các cuộc chiến đấu đều diễn ra rất quyết liệt. Trong đó trận đánh Pháp ở  nhà Nguyễn Khoa Kỳ (gần Miếu Đại Càn) kết thúc thắng lợi. Đơn vị của Thủy Dương đánh phối hợp được tiểu đoàn Tiếp phòng quân Thuận Hóa hoan nghênh nhiệt liệt và tặng cho một số súng  chiến lợi phẩm. Trận đánh ở khách sạn Mô Ranh, vừa quyết liệt vừa kéo dài. Quân Pháp ở trong nhà kiên cố mà ta thì không có vũ khí hạng nặng, nên sau đợt tấn công đầu không tiêu diệt được địch, ta chuyển sang bao vây lâu dài. Một sáng kiến đề ra là dùng rơm, đỗ ớt bột vào, đốt lên rồi quạt khói, hun cho chúng bị ngạt, bị ho sặc, hễ tên nào thò đầu ra để thở thì ta bắn tỉa, hạ sát luôn.
Được lệnh góp rơm ớt cho bộ đội đánh giặc, cùng với nhân dân các làng quanh Huế, nhân dân Thủy Dương đã hăng hái góp hàng trăm gánh rơm, rất nhiều ớt bột gánh lên tận kho Mô-ranh để phục vụ bộ đội.
Vì các cửa của khách sạn này đều lắp kính, nên quân Pháp không bị nguy hiêím gì, nhưng trận đánh Mô Ranh đã thể hiện tinh thần dũng cảm, sự kiên trì và lòng hăng hái yêu nước của bộ đội và nhân dân ta.
Còn ở cầu An Cựu, thực dân  Pháp dùng cả xe bọc thép bò ra để chiếm cầu. Quân ta đã chiến đấu dũng cảm để giữ cầu, trong đó anh Nguyễn Thanh Thành và ông Trợ Cà của dân quân Thủy Dương đã lập công ở đây .
Ngoài ra còn có hàng trăm nhân dân Thủy Dương tham gia đào hầm, đắp ụ để làm vật cản, tải thương, tiếp tế cho bộ đội đánh giặc. Và Tết Đinh Hợi (đầu 1947) nhân dân trong xã đã góp nhiều bánh, mứt, kẹo gánh lên tận chiến hào ủy lạo chiến sĩ, biểu hiện tấm lòng yêu mến đùm bọc đối với chiến sĩ đang dũng cảm đánh giặc.
Đến tháng hai năm 1947, khi quân Pháp dùng 5.000 quân tiếp viện để giải vây và chiếm cho được Huế thì quân ta, trước thế giặc mạnh và trang bị hiện đại, đã thực hiện rút lui an toàn khỏi Thành phố, sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu tiêu hao và cầm chân địch trong gần hai tháng, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc di chuyển các cơ quan lãnh đạo, và chỉ đạo của Đảng và Chính phủ ở Trung Bộ, ở tỉnh, về các vùng định trước một cách an toàn; đồìng thời tạo điều kiện cho các địa phương khác có thời gian chuẩn bị đầy đủ hơn.
Vậy là trong thành tích kháng chiến ban đầu của Huế có phần đóng góp tích cực của nhân dân và lực lượng vũ trang Thủy Dương.
II/ Nhân dân Thủy Dương chiến đấu để trực tiếp bảo vệ quê hương mình (2/1947 - 3 /1948 )
Sau khi giải vây và chiếm lại được Huế, với lựûc lượng tăng cường, quân Pháp đã thành lập bộ chỉ huy Miền Trung để chỉ huy mở rộng đánh chiếm các địa phương khác, lập hệ thống đồn bốt và hệ thống hội tề tay sai để kìm kẹp nhân dân ta. Thế giặc mạnh, tràn tới đâu là lập đồn chiến đấu tới đó, tàn sát dân lành đốt phá nhà cửa, lập hội tề để nắm cho được kho người  kho của ở nông thôn phục vụ chiến tranh xâm lược của chúng.
Trong tình hình ấy, bọn phản động ở  Thủy Dương, bị cách mạng đánh đổ nay  ngóc đầu dậy, liên lạc với Pháp, lập tề ngụy tiếp tay cho Pháp. Cựu lý trưởng Lê Châu nay trở lại làm lý trưởng ôm chân Pháp. Bọn đàn em của y cũng lục tục kéo ra giữ các vai vế trong hội tề :
Tên Thập Xe lập đội hương vệ để lùng bắt cán bộ, Đảng viên.
Cựu Lý trưởng Tùy, cựu khán thủ Phùng Hòe ra làm cố vấn cho bọn Châu, Xe.
Mụ địa chủ me Tây ra làm chỉ điểm kiêm nghề chứa gái cho lính Pháp. Thằng Kiếm, thằng Đàn ra làm mật thám cho Pháp .
Bọn chúng đều có thâm thù với cách mạng, nên chống phá cách mạng rất điên cuồng. Chúng cũng láo xược và ngang ngược như chủ của chúng, chúng tuyên bố “trước đây kiến ăn cá, bây giờ cá ăn lại kiến“ và đòi lực lượng tự vệ của xã nộp vũ khí cho chúng. Một cuộc trả thù khốc liệt bắt đầu, để khuất phục Thủy Dương.
Quân Pháp kéo về đóng đồn Dạ Lê để khống chế vùng xung quanh. Bọn hội tề Thủy Dương dựa vào quan thầy để thực hiện cuộc trả thù và để tâng công với chủ. Chúng bắt thanh niên phải ngủ chung ở Đình làng với chúng để dể bề kiểm sóat. chúng xông vào từng nhà để lục soát, dọa nạt. Tên Đàn đã chỉ điểm cho Pháp bắt anh Nguyễn Thanh Thành (đã lập công trong trận giữ cầu An Cựu) tra tấn dã man rồi bắn chết để uy hiếp tinh thần nhân dân.
Còn bọn lính Pháp thì khỏi phải nói: vào làng, chúng thản nhiên vô cớ bắn chết dân lành. Để được một điếu thuốc lá của đồng bọn, một tên lính đã xã súng bắn chết 10 người dân đang làm ruộng bên đường, chúng thả sức cướp bóc, phá phách, hãm hiếp phụ nữ, có cụ già 80 tuổi cũng bị chúng hiếp cho đến chết. Ban đêm chúng cho lính đi rình bắt cán bộ.
Những hành động của Pháp và tay sai đã gây nên không khí nặng nề rùng rợn trong thôn xóm và gây khó khăn rất lớn cho cách mạng Thủy Dương. Nhưng những hành động đó cũng làm cho lòng người căm giận đến tột độ.
Về phía ta : Trong nhân dân, một số hoang mang, hoảng sợ đã chạy khỏi làng. Số đông còn lại vừa uất ức, căm giận, vừa lo âu tự hỏi “Rồi sẽ sống ra sao?”.
Trong lực lượng dân quân tự vệ có sự phân hóa, một số ra đầu thú, một số lánh vào thành phố cho yên thân, một số còn lại thì bị bọn hội tề quản chế, tối tối phải đến đình làng ngủ chung cho chúng kiểm soát, chưa hoạt động được gì.
Còn Chi bộ Đảng cũng nảy sinh tình hình khó khăn, phức tạp. Trừ những đồng chí đã hy sinh trong chiến đấu, số còn lại thì hoặc được cấp trên điều động đi, hoặc những đồng chí bị lộ phải đi thoát ly, một số dao động chạy lên chiến khu, cá biệt có người hoảng hốt chạy dài. Trong tình hình ấy cấp ủy lại được lệnh phải rút sang Thanh Thủy Chánh. Số Đảng viên trung kiên chưa bị lộ, còn lại bám dân, bám đất rất ít, như các đồng chí : Toại, Chất, Con, Hoạt, Bôn, Hậu. Nhưng lúc đầu không liên lạc được với nhau, lại phải hoạt động rất bí mật, nên các đồng chí còn lúng túng,
Cách mạng Thủy Dương đang đứng trước một thử thách lớn lao, nhân dân đang mong đợi với bao điều thắc mắc. Việt Minh ở đâu ? Đảng ở đâu ? Cách mạng còn không ?... Cả một miền quê bị kẻ thù dày xéo đang chờ các Đảng viên Cộng sản phải trả lời, phải hành động.
Trước tình hình đó, các Đảng viên còn lại, đã chủ động theo tiếng gọi của quê hương.
Trước hết, mỗi đồng chí tự đấu tranh bản thân để giữ vững tinh thần, rồi tìm cách liên lạc với nhau để bàn bạc nhen nhóm phong trào. Theo dõi các anh em tự vệ đang bị địch quản thúc, thấy anh em tinh thần vẫn vững vàng, các đồng chí bắt đầu giao nhiệm vụ, trọng tâm là bám chặt quần chúng, để giữ vững tinh thần của quần chúng, đồng thời tìm cách liên lạc với các cấp ủy ở Thanh Thủy Chánh. Trong khi đó, các đồng chí cấp ủy bên ngoài cũng tìm cách móc nối với cơ sở trong xã. Do sự cố gắng chung, sau vài tháng hệ thống lãnh đạo của chi bộ đã được khôi phục và đề ra những chủ trương đúng đắn để xây dựng phong trào, đẩy mạnh đánh địch.
1) Chủ trương của chi bộ Thủy Dương :
Ngày 25 -3- 1947, Tỉnh Thừa Thiên họp phiên đặc biệt để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm và đề ra nhiệm vụ trước mắt cho kháng chiến trong Tỉnh.
Tiếp thu tinh thần của hội nghị Tỉnh ủy nói trên, tại một địa điểm ở Làng Xá, chi ủy Thủy Dương đã họp và đề ra chủ trương trước mắt của chi bộ.
Một là: Bí mật kêu gọi đồng bào hồi cư, trở về quê hương tiếp tục làm ăn sinh sống, trước hết là thu hoạch lúa mùa đang chín rộ, đồng thời làm vụ trái. Để gíup đồng bào trong ngày mùa, chi ủy quyết định xuất hai kho thóc xã đã chuyển sang dự trữ ở Thanh Thủy Chánh từ trước, để giúp cho nhân dân ổn định đời sống.
Hai là: Đưa hai đồng chí chi ủy viên (Đ/c Chiêm và đ/c Giao ) về ở hầm bí mật ở núi Động Sầm để giữ mối liên lạc thường xuyên với cơ sở bên trong, tiến hành công tác tuyên truyền để nhen nhóm giữ vững phong trào quần chúng.
Ba là: Tiến hành ngay công tác diệt tề trừ gian, trấn áp bọn phản động để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi lại hoạt động, củng cố lòng tin của dân, đẩy mạnh kháng chiến.
Những nghị quyết trên, thực chất đã trở thành nội dung kháng chiến của nhân dân Thủy Dương trong năm đầu tiên (từ 2/1948 - 3/1948 ).
2)Năm đầu của cuộc kháng chiến ở Thủy Dương ( 2/1947-3/1948 )
a/ Thực hiện tiêu thổ kháng chiến :
Bước vào đầu cuộc kháng chiến, hiểu rõ bản chất của keø thù là đi đến đâu chúng cũng vừa đốt phá, vừa chiếm Đình, Chùa,miếu, công sở và nhà cửa kiên cố để làm chỗ đóng quân và kho tàng của chúng. Vì thế, Bác Hồ đã chỉ rõ “đánh thì phải phá, ta không phá thì Pháp cũng phá. Nếu nhà cửa kiên cố thì Pháp sẽ dùng làm nơi căn cứ để đem xe tăng, tàu thủy đến đánh ta. Chúng sẽ đốt phá và cướp bóc sạch trơn. Vì vậy ta phải phá trước, không cho địch dùng được. Ta muốn để dùng cũng không được vì Pháp sẽ chiếm hết, đốt hết.”
Thủy Dương có ngôi đình làng rất cổ kính, rất đẹp, được xây rất kiên cố lại ở gần quốc lộ số một, nhìn ra cánh cổng bát ngát với con sông đào khá rộng. Thủy Dương có 12 ngôi nhà thờ của 12 họ được xây rất vững chắc. Đó là những nơi rất thiêng liêng, rất tôn nghiêm trong tình cảm và ý thức của hơn 3000 nhân dân Thủy Dương. Vì đó là nơi thờ vị Thành Hoàng phù hộ cho cả làng, cũng như thờ các ông Tổ khai canh lập làng, lập họ. Đó cũng là nơi giờ đây thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, chỉ trong một đêm, nhân dân tự góp rơm, góp dầu và châm lửa đốt cháy tất cả những nơi thiêng liêng ấy. Đám cháy ngát trời, sạch cả vùng trời của xã, trong suốt một ngày đêm mới hết. Đó là ngọn lửa biểu hiện sự hy sinh cao cả của nhân dân Thủy Dương, nhưng cũng là ngọn lửa căm thù, ngọn lửa yêu nước của họ. Đó cũng là ngọn đuốc soi sáng con đường kháng chiến gian nan hùng tráng của nhân dân Thủy Dương. Đó cũng chính là “Quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải“ để kháng chiến của họ.
Tiếp theo việc phá Đình, phá nhà thờ là việc phá sập các cầu cống, đào hầm đào hố, xẻ rãnh, phá mặt đường số 1 chạy qua xã, tre được chặt xuống, cây to được chặt xuống chắn ngang đường, rồi đổ đất lên thành những ụ đất lớn và bí mật gài mìn vào, hay dân quân tự vệ dựa vào đó để đánh địch, khiến chúng rất sợ và các cuộc hành quân chiếm đất hay càn quét của chúng bị chặn lại.
Đồng thời với việc phá đường số 1, nhân dân Thủy Dương cũng dùng nhiều hình thức và mức độ để phá hơn 2 km đường sắt Bắc Nam chạy qua xã, khiến cho giao thông Bắc Nam của địch không mấy khi được an toàn khi qua Thủy Dương.
b) Hoạt động vũ trang tuyên truyền :
Một hình thức hoạt động thích hợp của cán bộ, đảng viên xã Thủy Dương là tiến hành vũ trang tuyên truyền để giữ vững tinh thần của quần chúng trên cơ sở đó xây dựng phong trào kháng chiến của xã. Ban đầu, các đồng chí ta từ các hầm bí mật trên núi Động Sầm cứ đêm xuống lại bí mật về làng bắt liên lạc với các đồng chí và các gia đình cơ sở trong xã, giao cho nhiệm vụ đi rải truyền đơn, dán áp phích, căng khẩu hiệu, treo cờ đỏ ở nhiều địa điểm trong làng, báo cho nhân dân biết là cách mạng vẫn còn, Đảng vẫn còn, Việt Minh vẫn còn và đang hoạt động. Thấy truyền đơn, cờ đỏ, khẩu hiệu, dân ta vui mừng, tin tưởng, phấn khởi; còn bọn địch, tay sai thì tức lộn ruột, chúng lăng xăng chạy đi gỡ áp phích, xô khẩu hiệu, thu truyền đơn, hạ cờ đỏ. Nhưng qua đêm, ngày hôm sau lại như vậy, bọn tay sai của Pháp điên lên đi lùng tìm thủ phạm, có lần ta cắm cờ đỏ sao vàng trên núi Động Sầm, vừa bí mật gài mìn dưới chỗ cắm cờ. Sáng hôm sau, bọn ngụy thấy lá cờ, chúng hung hăng kéo lên níu hạ cờ, mìn nổ, mấy tên lính ngụy chết tươi tại chỗ, lá cờ vẫn tung bay, vẩy gọi nhân và thách thức bọn địch chúng tìm cây và dây buột nối thành cây sào dài để khèo hạ lá cờ xuống thì những tay súng bắn tỉa của ta từ cự ly xa bắn tới, thêm một vài tên nữa đền tội. Đêm tới bọn tay sai của Pháp hung hăng đi rình mò, tìm bắt cán bộ và du kích, thì anh em ta đeo mặt nạ ngụy trang và phục kích chỗ thuận lợi để hạ sát chúng. Sau nhiều lần bị như thế, chúng phải chớm tay. Công tác võ trang truyền thu được kết quả tốt, tinh thần kháng chiến của nhân dân trong xã được khích lệ mạnh mẽ, đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ ta thấm nhuần vào quần chúng Thủy Dương .
c ) Công tác diệt ác, trừ gian, tiêu diệt bọn phản động :
Từ lòng uất hận, nhân dân Thủy Dương đã trút căm thù lên đầu bọn tay sai bán nước, có vụ diệt ác trừ gian nổi tiếng trong huyện, trong tỉnh như vụ khử tên Lý Châu đầu năm 1947.
Lê Châu là tên Lý trưởng làm tay sai đắc lực cho Pháp rồi Nhật, Hắn đã gây nhiều tội ác ở xã nhà trước cách mạng tháng Tám. Bây giờ Pháp trở lại, y lại ra làm tay sai cho Pháp. Khi ta phá hai kho thóc ở Thanh Thủy Chánh để giúp nhân dân ổn định đời sống, y đến ngăn cản và tuyên bố rằng: Bây giờ quản lý hai kho thóc ấy là hắn - lý trưởng chứ không phải là Cách mạng nữa. Ai không nghe hắn thì quân Pháp sẽ trừng trị. Như vậy Lý Châu đang lộ chân tướng là hắn giúp Pháp vơ vét và tập trung thóc lúa để phục vụ chiến tranh xâm lược. Lời tuyên bố ấy chính là bản án tử hình đối với hắn.
Chi ủy đã hội ý tại Miếu Tây Hồ quyết định phải trấn áp và cảnh cáo bọn phản động tay sai Pháp để bảo vệ uy tín cách mạng và gây lòng tin cho quần chúng, tạo ra uy thế chính trị cho lực lượng kháng chiến. Kẻ đầu tiên phải đền tội là Lý Châu, chi ủy giao nhiệm vụ đó cho các đồng chí Lưu, Dõng, Đề, Hiền thực hiện .
Nhận nhiệm vụ, các đồng chí ta phải chờ cho bọn lính Pháp đi tuần đêm đã về hết trên đồn Dạ Lê rồi thì hai người ở ngoài cảnh giới, hai người vào nhà Lý Châu. Mặc dù hắn ma lanh bắt bọn hương vệ ngủ xung quanh, hắn ngủ giữa nhưng các đồng chí ta xem kỹ, tìm đúng hắn mới nổ súng, kết liểu đời hắn. Bọn hương vệ giật mình tỉnh dậy thấy thế sợ hết hồn, không dám kêu một tiếng. Các đồng chí ta nhanh chóng rút lui an toàn.
Tin tên Lý Châu ở Thủy Dương bị cách mạng trừng trị được nhân dân nhanh chóng loan báo ra cả xã cả huyện, ai nấy cũng phấn khởi, tin tưởng. Còn bọn Việt gian phản động thì lo lắng, vì chúng biết đó là đòn cảnh cáo đầu tiên và sẽ còn nhiều đòn khác, nhằm vào những tên khác. Thực tế khử tên Lý Châu đã mở đầu cho phong trào diệt ác, trừ gian trong toàn huyện Hương Thủy và toàn tỉnh Thừa Thiên, nên sau vụ này, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bí thư phân khu ủy đã khen ngợi Thủy Dương đi đầu trong phong trào diệt ác trừ gian.
      Bọn Việt gian ở Thủy Dương chưa hết bàng hoàng về vụ Lý Châu, thì ta bồi cho chúng đòn tiếp theo, bằng cách khử mụ me Tây chuyên chỉ điểm cho Pháp  kiêm địa chủ gian ác, kiêm nhà chứa đĩ cho lính Pháp và là cái bẩy lôi kéo cán bộ du kích ta đầu thú. Tội ác của mụ không thể lường hết được, nên chi ủy quyết định phải khử mụ này, bản án được giao cho đồng chí Chiêm và Toại thi hành, đồng chí Chiêm rất phấn khởi đi làm nhiệm vụ “Trả nợ nước, rửa thù nhà” với khẩu súng ngắn đeo trong người, biết mụ ta lân la ở nhà ông đội Ấn (là bố của đồng chí Nguyễn hữu Lễ và Năm Voi) để dò tìm dấu vết du kích, đồng chí Chiêm đi thẳng vào nhà ông đội Ấn, thấy đồng chí Chiêm hai tay không đi vào, mụ mừng quýnh và đon đã chào mời vì tưởng là đồng chí ra đầu thú, bất thình lình Chiêm rút súng bắn chết mụ rồi rút lui về xóm rẫy,  sự việc chỉ diễn ra trong vòng mấy phút.
 Mụ me Tây bị khử sau Lý Châu vào giữa ban ngày, khiến bọn tay sai Pháp ở Thủy Dương, càng sợ hãi và đã có phần chùn bước. Công tác diệt tề, trừ gian ở Thủy Dương càng có đà phát triển, cán bộ đi lại hoạt động dễ dàng hơn.
 Sau vụ này đồng chí Chiêm được rút đi làm liên lạc cho huyện, trong một chuyến chuyển thư của Huyện ủy Hương Thủy cho Huyện ủy Phú Vang, bất ngờ gặp địch, đồng chí hủy bức thư và tháo chạy, bọn địch bắn theo, đồng chí trọng thương. Trước lúc chết, người Cộng sản ấy của Thủy Dương đã hướng về Đảng, hướng về Bác Hồ hô to khẩu hiệu:
“Hồ Chủ Tịch muôn năm”
 “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”
  Đồng chí Chiêm đã đem dòng máu đào của mình tô thêm truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương Thủy Dương.
 Tình hình Thủy Dương diễn biến bất lợi cho bọn Pháp, vì sau vụ Lý Châu và vụ me Tây, bọn tể ngụy ở Thủy Dương hoạt động dè dặt, khiến cho bọn Pháp có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, vì thế tên Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Khoa Toàn, cùng tên đại tá Đô Rê, chỉ huy quân Pháp ở đây đã về Thủy Dương “lên gân, nắn cốt” cho lũ tay sai. Trong dịp ấy, chúng bắt dựng một lễ đài và ra lệnh cho nhân dân phải đến tập trung đó và nghe tên Toàn nói chuyện, lễ đài dựng lên, bị ta phá, chúng tu sửa lại và ban đêm cho canh gác cẩn thận.
 Về phía ta, khi được cơ sở báo cho kế hoạch của địch, ta chủ trương bí mật vận động nhân dân không đi nghe, đồng thời chuẩn bị người để đối đáp với chúng. Mặt khác cũng cho người đi báo cáo và xin chỉ thị của cấp trên.
Nhận được báo cáo của Thủy Dương, Huyện đội Hương Thủy quyết định tổ chức phục kích diệt 2 tên trùm sỏ cướp nước và bán nước này. Đội quyết tử quân của huyện phối hợp với du kích của xã thực hịên nhiệm vụ này.
 Phương án tác chiến được vạch ra như sau: Cứ để cho tên Tòan và Đô Rê đến Thủy Dương nói chuyện, đến khi ra về mới diệt chúng bằng mìn, đồng chí  Kê được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. (Còn đ/c Nuôi được giao nhiệm vụ ở trong đường số 1 để đón đồng chí Kê)
 Đồng chí đã chọn địa điểm đặt mìn, phục kích ở đầu đường Văn Thánh, cách cống họ Lê 100m, mìn đặt xong được ngụy trang cẩn thận, dây giật mìn được luồn qua bụi tre kéo vào nương họ Ngô. Đồng chí  Kê được phân công trực tiếp phục kích, giật mìn sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ rút về xóm Rẩy.
 Mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, sau khi nói chuyện xong bọn Toàn và Đô Rê ra xe trở về Huế, khi xe chúng lọt vào trận điạ phục kích, đồng chí Kê giật mìn nhưng không may quả mìn bị thối nằm bật lên nằm trơ trên mặt đường, Nguyễn Khoa Toàn và Đô Rê được một phen sợ xanh mặt, nhưng chúng thoát chết, bọn Pháp bắn loạn xạ ra xung quanh, đồng chí Nuôi chạy thoát, nhưng đồng chí Kê ở gần không chạy kịp đã bị Pháp bắt. Chúng đánh, đấm, đá túi bụi như điên dại vào người anh cho đến chết rồi cắt lấy đầu đem bêu ở làng, không cho chôn để uy hiếp tinh thần nhân dân, ban đêm chúng bắt phải canh gác quanh đây và dọa rằng: "Ba khẩu súng máy trên đồn Dạ Lê luôn luôn chỉa về Thủy Dương, hễ mất cái đầu lâu thằng Kê thì lập tức cả làng bị bắn chết".
  Cùng lúc bắt được anh Kê và đuổi theo anh Nuôi, Pháp tình cờ bắt được các đồng chí Chắt và Hạ đem về giam giữ và tra tấn dã man.
 Việc chúng bắt được anh Chắt, anh Hạ gây khó khăn bất ngờ cho chi bộ Thủy Dương, vì anh là Đảng viên chi bộ chưa bị lộ bao giờ. Nếu hai anh không chịu nỗi đòn tra tấn của chúng mà khai báo ra, thì các Đảng viên khác sẽ bị bắt, lực lượng lãnh đạo của chi bộ bị đổ vỡ. Nhưng hai anh đã anh dũng chịu đựng đòn thù, không nhận gì hết, không khai gì hết.
Trong khi đó chúng ta tổ chức đấu tranh hợp pháp, bằng cách huy động toàn dân, đứng đầu là 12 Bác trưởng họ, kéo nhau lên đồn Dạ Lê đòi chúng tha cho hai người dân vô tội bị bắt giam (anh Hạ, anh Chắt), yêu cầu đừng khủng bố dân và xin cho đem chôn đầu anh Kê vì đã quá ba ngày rồi.
Trước uy thế của quần chúng, bọn địch phải nhượng bộ, nhân dân đã chôn cất anh Kê rất chu đáo, xứng với sự hy sinh của anh, còn anh Chắt, anh Hạ 3 tháng sau chúng cũng phải tha, vì không có tội chứng gì buộc tội các anh. Như vậy, nhờ  tinh thần dũng cảm và trung thành của các anh, mà lực lượng lãnh đạo cách mạng Thủy Dương vẫn được bảo toàn.
Vụ ta giết hụt Tỉnh trưởng Nguyễn Khoa Toàn và đại tá Đô Rê đã tác động mạnh đến tinh thần bọn Việt gian bán nước. Chúng trở nên dè dặt vì “đến ông Tỉnh trưởng họ còn chẳng tha nữa là”. Còn tên Nguyễn Khoa Toàn bị một phen hú vía. Nên vừa thoát chết và mục đích chuyến vọng cán của hắn đã hoàn tòan thất bại, còn nhân dân tuy tiếc vì quả mìn bị thối không giết được tên Toàn nhưng lại vững tin hơn vào lực lượng của mình, vì thế đã tham gia tích cực kháng chiến.
         Lý Châu chết, tên Tùy (cựu lý trưởng) lại ra làm lý trưởng, Tùy trước cách mạng tháng Tám đã làm tay sai cho Pháp, “ngựa quen đường cũ” làm tay sai đắc lực cho chúng, gây nhiều khó khăn cho ta. Ban ngày hắn về làng hạnh họe, phá phách cùng bọn tay sai dò la những hoạt động kháng chiến, để đàn áp khủng bố. Nhưng hắn vẫn cứ sợ nên cứ đêm lại lên đồn Pháp ở Dạ Lê để ngủ, càng ngày hắn càng dấn sâu vào tội ác. Vì thế ta quyết định khử Lý Tùy, giáng tiếp một đòn nữa vào bọn tay sai Pháp và báo cho chúng biết: hễ chống phá cách mạng nhất định bị trừng trị. Nhưng việc khử Lý Tùy khá khó  khăn vì hắn luôn luôn đề phòng như trên đã nói. Nên việc này được giao cho đồng chí Con (là Công An trừ gian của Huyện) và hai nữ du kích là chị Lanh , Chị Phi. Hai chị làm nhiệm vụ bám sát tên Tùy, phát hiện quy luật đi, về của hắn và thời cơ diệt hắn tốt nhất để báo cho đồng chí Con hành động, hai chị đã nắm chắc được là: Từ Thủy Dương về đồn Dạ Lê hắn luôn đi trong tư thế đề phòng. Đến hết đường qua ấp, đã gần sát đồn Dạ Lê hắn mới hết đề phòng.
Hai chị đã báo điều đó cho đồng chí Con và đồng chí Con đã quyết định phục kích ở một địa điểm giữa ấp Bốn và Dạ Lê để khử tên Tùy một cách nhanh gọn, lúc ấy cũng đã gần tối nên bọn lính ở đồn Dạ Lê chẳng dại gì mà chui ra khỏi đồn, để nguy hiểm cho tính mạng.
Lý Tùy khôn đời thế mà vẫn bị cách mạng trừ khử ở sát đồn Dạ Lê, điều đó làm cho bọn tề ngụy, quan lại ở Thủy Dương chùn tay, luôn sống trong lo sợ. Vì thế phong trào kháng chiến ở xã phát triển mạnh hơn. Nhân dân phấn khởi, vững tin hơn, hăng hái ủng hộ kháng chiến, tham gia lực lượng du kích.
đ)Những hoạt động khác của du kích xã:
Đầu năm 1947, đội du kích của xã được thành lập trên cơ sở lực lượng tự vệ chiến đấu trước đây, ngoài nhiệm vụ diệt tề, trừ gian, bảo vệ dân, bảo vệ cán bộ, đội còn có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội của huyện, của cấp trên đánh địch, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và làm rối hậu phương của chúng.
  Vì thế một mặt đội tích cực diệt tề, trừ gian ở trên đã nói, mặt khác cũng cố gắng tổ chức những trận đột kích, tập kích đồn địch (các đồn nhỏ và ở lẻ) để tạo uy thế chính trị cho kháng chiến .
Mở đầu là trận phối hợp với cảm tử quân của hai huyện Hương Thủy, Phú Vang đánh đồn Sư Lỗ vào tháng 3/1947. Đồn này do đội Cẩm, một tên ác ôn chỉ huy, đóng giữa địa bàn của huyện Hương Thủy, Phú Vang. Chúng thường đi càn, đi ruồng bố vào các làng của cả 2 huyện nhất là vào các làng Thanh Toàn, Lăng Xá, nơi đóng của các cơ quan huyện Hương Thủy, gây nhiều khó khăn cho ta nên ta quyết định đánh đồn này để tiêu hao sinh lực địch, cảnh cáo chúng; đồng thời gây uy thế chính trị cho kháng chiến (vì lúc này nhân dân còn bán tin bán nghi không biết rằng, Việt Minh, cách mạng có còn không ?). Do đó mà động viên nhân dân tích cực tham gia kháng  chiến, đẩy mạnh kháng  chiến.
Trận này toàn Ban Chi ủy Chi bộ Thủy Dương tham gia, tuy  mục tiêu quân sự đề ra là tiêu diệt đồn Sư Lỗ là không đạt được. Nhưng về chính trị thì có ảnh hưởng rất tốt đẹp trong nhân dân. Nhân dân rất phấn khởi, và biết rằng lực lượng cách mạng vẫn còn, đã đánh Pháp và còn đánh mạnh, đánh nhiều hơn nữa, luận điệu phản tuyên truyền của địch “Việt Minh bị tiêu diệt hết rồi” không còn một ai tin nữa. Những người còn bán tin bán nghi về cách mạng, về kháng chiến, đã khẳng định được niềm tin. Vì thế mà phong trào kháng chiến có điều kiện phát triển mạnh hơn.
    đ)Xây dựng hậu phương,phát triển lực lượng kháng chiến:
    Sau trận Sư Lỗ, tình hình Thủy Dương gặp một số khó khăn, vì một số cán bộ cốt cán bị hy sinh, một số cơ sở đã bị lộ và bị vỡ. Địch lại tiến hành raò làng, chỉ để cổng chính  cho nhân dân đi lại. Buổi tối các cổng đều có bọn tay sai hay bọn lính canh gác, việc ra vào làng ngày càng gặp khó khăn.
Nhưng lại có một số thuận lợi mới. Đó là việc lực lượng vũ trang của huyện Hương Thủy phát triển mạnh, đã mở rộng địa bàn hoạt động ra các vùng Lang Xá, Phương Lam, Thanh Lê, đến tận Phường Chánh, ấp Bốn, ấp Năm, đến tận xóm Rẫy của xã Thủy Dương. Đồng thời, nhiều gia đình, cơ sở mới được xây dựng vững chắc ở các xóm, ấp trong toàn xã như các gia đình: mẹ Mây ở ầp Nhì, bà Thiếc ở ấp Ba, mẹ Phơi ở xóm Sông, mẹ Đoan ở Phường Chánh. Đặc biệt gia đình ông Đới ở xóm Rẫy, cả hai vợ chồng và con gái là chị Phi đều tích cực hoạt động nuôi dấu cán bộ, làm liên lạc và nắm tình hình địch.v.v...Từ các gia đình cơ sở, cán bộ lần lượt móc nốí được với hầu hết các anh em bị tề quản thúc và anh em này móc nối được với các gia đình cơ sở, nên từ cuối năm 1947 phong trào kháng chiến của xã phát  triển thêm một bước.
Trong khi đó lực lượng du kích của xã được bổ sung một số anh em từ bộ đội về, những hình thức hoạt động của du kích phong phú hơn, như: làm súng giả sơn đen để vũ trang tuyên truyền, dùng nhiều lựu đạn thối đốt để gây ra tiếng nổ lớn để uy hiếp tinh thần lính địch, do vậy uy tín của du kích ngày càng tăng.
 Phong trào mạnh lên, đã bổ sung cho chi bộ những lực lượng đảng viên trẻ như các đồng chí: Lanh, Chái, Mực, Đoan ...
Bên cạnh đó, các đoàn thể quần chúng của Đảng cũng phát triển thêm hội viên và xã chọn Xuân Sơn-Phường Chánh để xây dựng thành căn cứ kháng chiến của xã. Như trên đã nói, Xuân Sơn - Phường Chánh là xóm ở triền đồi núi của xã, cách đường số Một 4km vế phía tây và gằn liền với miền núi phía tây của tỉnh Thừa Thiên. Ở đây dân thưa thớt, nhưng hầu hết là nông dân nghèo chí cốt với cách mạng. Những điều kiện đó thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến. Ở đây cán bộ được nuôi dấu trong hệ thống hầm bí mật ven núi hay trong các gia đình cơ sở để thường xuyên bám dân, lãnh đạo kháng chiến .
Lương thực, thuốc men phục vụ kháng chiến của xã bắt đầu tại đây. Quân lương để chuyển lên chiến khu đóng góp vụ cho cấp trên cũng tập kết tại đây để chuyển vào chiến khu Dương Hòa, Lương Miêu vừa gần, vừa bảo đảm bí mật. Các cuộc họp của lãnh đạo được tiến hành tại đây cũng được bảo vệ an toàn chu đáo.
Bọn Pháp cũng muốn kiểm soát chặt Phường Chánh -Xuân Sơn, vì nó nằm trên trục đường nối liền 2 đồn lớn Dạ Lê và Tuần của chúng. Chúng tìm mọi cách lập tề ở đây, nhưng vì dân kiên quyết bất hợp tác, nên chúng đã thất bại. Vì thế trên danh nghĩa Xuân Sơn-Phường Chánh là vùng tạm chiếm của Pháp, nhưng trên thực tế, đây là vùng tự do của Thủy Dương và Hương Thủy.
Lập tề  không được, bọn Pháp tăng cường đi  càn  hoặc các biện pháp tăng cường khủng bố tinh thần nhân dân như: đem đầu những cán bộ, những chiến sĩ của ta bị chúng sát hại đem bêu ở Phưòng Chánh, Xuân Sơn sau mổi cuộc càn, bọn mật thám Pháp cải trang len lỏi vào xóm để dò la tung tích cán bộ, phát hiện hầm bí mật...đều bị nhân dân phát hiện và trừng trị ngay.
Trong các cuộc càn, thực dân Pháp đốt trụi nhà cửa, bắt dân ra đánh đập tra tấn dã man để tìm hầm bí mật, bắt cán bộ du kích, nhưng trả lời chúng chỉ là sự im lặng và những ánh mắt căm hờn. Mẹ Đoan bị chúng bắt, đánh đập gảy tay, nhưng mẹ không khai một lời nào, chúng đành chịu bó tay, sau khi rút đi rồi xem chừng yên, mẹ cố bò đến chỗ dấu cán bộ báo tin về cuộc càn. Và bao nhiêu người khác cũng dũng cảm như mẹ Đoan.
Đội quyết tử quân của huyện Hương Thủy cũng về đóng ở Xuân Sơn, Phường Chánh và được bảo vệ rất an toàn. Từ đó đội đã mở rộng phạm vi hoạt động và làm chủ một vùng núi rộng lớn phía tây của huyện Hương Thủy.
Ngoài ra, nhân dân Phường Chánh, Xuân Sơn còn cò nhiều đóng góp vào việc xây dựng chiến khu Dương hòa, Lương Miêu của tỉnh. Trước hết là đảm nhận phần lớn việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men lên chiến khu. Khi trung đoàn đánh đồn Võ Hàì vào giữa năm 1947, nhân dân Phường Chánh, Xuân Sơn phục vụ rất đắc lực.
  Chính vì được lòng dân bảo vệ như thế mà nhiều du kích và lực lượng vũ trang của huyện ở trong tình thế hiểm nguy mà có được lối thoát. Có du kích kẹt đã giả làm người mua heo nhảy vào chuồng bắt heo mà thoát. Có hai tên lính Pe-ti-giăng đến uống rượu ở quán bà Thừa bị du kích đột nhập giết chết rồi rút. Bà Thừa đã cùng một số người khác lo xóa sạch dấu vết để phi tang. Khi bọn lính khác đến tìm hai tên kia, bà Thừa thản nhiên trả lời không biết gì .
Trong chiến đấu, đôi khi để bảo toàn lực lượng tránh đòn tấn công mạnh của địch, du kích phải rút, nhiều bà mẹ đã giận ra mặt. Mẹ Long giật súng của một du kích nói “Tụi mi chạy, đưa súng đây, tao đánh”.
Để đối phó với việc bọn Pháp tăng cường bao vây, canh gác chặt chẽ xung quanh làng,  các gia đình cơ sở đã bày cớ đi kiếm ăn ven làng như đi soi cá đêm, đi bẫy  thú đêm... để bảo vệ cán bộ vào làng hoạt động ban đêm.v.v...
Rất nhiều mẫu chuyện cảm động như thế.
Công tác địch vận của Thủy Dương trong năm này cũng có một số kết quả như chống địch bắt lính hoặc tìm cách gọi những người đã đi lính trở về. Có những cách làm khá tế nhị. Một chị khi đem cơm cho chồng trên đồn đem theo cả con nhỏ. Khi đưa cơm cho chồng kiếm một cớ gì đó nhờ chồng trông con hộ, rồi trốn về nhà, buộc bọn đồn phải để cho người lính đó về.  Có những lính ngụy được giác ngộ đã về tham gia du kích xã.
Tóm lại, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp (tháng 3 năm 1947 đến tháng 3 năm 1948) là một năm thử thách của nhân dân Thừa Thiên-Huế. Quân Pháp sau khi được tăng viện để giải vây và đã chiếm được Huế, sau đó đã đánh tràn ra các địa phương khác, chiếm đất, kìm kẹp, kiểm soát dân, thi hành chính sách ”Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” rất tàn bạo. Trong điều kiện khó khăn đó, Thủy Dương trở thành vùng tạm điểm của địch, cuộc đấu tranh của chi bộ và nhân dân Thủy Dương có nhiều thử thách, hy sinh, tổn thất. Tuy nhiên, nhờ cán bộ kiên trì bám dân, bám đất để duy trì phong trào kháng chiến. Nhờ nhân dân có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn; kiên quyết bảo vệ cán bộ tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng từ Trung Ương xuống Tỉnh ủy, Huyện ủy và chi bộ, trực tiếp là nhờ nghị quyết đúng đắn của Tỉnh ủy Thừa Thiên hồi tháng 3-1947 mà phong trào kháng chiến của tỉnh Thừa Thiên, huyện Hương Thủy  nói chung, của Thủy Dương nói riêng, được duy trì và xốc lên được; đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa đầu tiên để bước vào giai đoạn mới với những thành tích to lớn hơn.
III/Thủy Dương đẩy mạnh kháng chiến - phát triển chiến tranh du kích một cách mạnh mẽ :(1948-1958)
Cuối năm1947, đầu năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Về phía Pháp, chúng đã thất bại trong chiến lược “đánh mau thắng mau“ và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, vì thế,  chúng tăng cường hơn nữa chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
    Trước tình hình đó, tháng 01/1946, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn mới của Pháp là “...sẽ càn quét dữ dội hơn ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Nam Bộ, tìm cách củng cố các hội tề, các hội đồng an dân. Chúng sẽ tổ chức thêm các chính quyền bù nhìn địa phương và đem Bảo Đại về lập chính phủ bù nhìn toàn quốc” .
    Về phía ta, sau chiến dịch Việt Bắc, đã bước vào chiến đấu giằng co với địch để giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch, biết rõ âm mưu - thủ đoạn của chúng, hội nghị tháng 1-1948 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ mới của kháng chiến như sau:
    Về quân sự: sẽ đánh táo bạo hơn.
    Về Kinh tế : ra sức phát triển sản xuất, tự cấp, tự túc, thực hiện giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất vắng chủ cho nhân dân, phá hoại kinh tế địch.
    Về chính trị : củng cố khối đoàn kết toàn dân, kiên quyết phá chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của địch.
    Ở Thừa Thiên, sau các trận đánh lớn của ta như Hộ Thành, Đất Đỏ, Truồi, Đá Bạc, Võ Xá, Chóp Bài, lực lượng vũ trang cách mạng phát triển mạnh, phong trào chiến tranh du kích ở vùng nông thôn phía nam tỉnh có bộ đội giúp sức đã phát triển khá mạnh, nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến, lực lượng du kích nhiều địa phương có thể tự mình đi vây các đồn của giặc.
    Trong tình hình đó theo chủ trương của Phân khu ủy phân khu Bình Trị Thiên do đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm bí thư, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã phát động một đợt tổng phá tề trong cả tỉnh, làm tan rã từng mảng tề ngụy tay sai của Pháp. Nhiều xã không còn hội tề, các đồn lẻ của địch bị rơi vào giữa vòng vây của nhân dân ta và có nguy cơ bị tiêu diệt, buộc chúng phải rút bỏ vùng ta và địch cài răng lược với nhau và tranh chấp nhau ác liệt.
    Vì thế, về phía Pháp, chúng đã đưa tên tướng Lơ-Bờ-Rít, chỉ huy quân sự miền Trung Đông Dương đến Huế trực tiếp vạch kế hoạch đối phó. Chúng tăng cường lập đồn bốt để bình định vùng tạm chiếm, đồng thời mở nhiều cuộc càn có quy mô vào vùng tự do của ta. Điển hình là cuộc càn vào chiến khu Hòa Mỹ định tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của chiến trường Bình Trị Thiên vào tháng 3-1948 mà chúng đã nếm mùi thất bại cay đắng.
    Thủy Dương do vị trí ở giữa và là cửa ngõ đối với cả Huế của Pháp, và chiến khu Dương Hòa của ta, nên thực dân Pháp tiến hành khủng bố rất ác liệt, quyết “bình định” cho bằng  được. Thực hiện ý đồ đó, chúng đưa  tên Phùng  Hòe (cựu  kháng thủ
kiêm địa chủ có nhiếu mánh khóe thủ đoạn) lên làm lý trưởng, chỉ huy bọn tề Thủy Dương. Y có thâm thù với cách mạng, đồng thời rút được kinh nghiệm của Lý Châu, Lý Tùy, tên Hòe có kế hoạch trả thù rất thâm độc. Y lập danh sách gia đình có người làm cán bộ hay đi kháng chiến và cho tay chân theo dõi chặt chẽ kết hợp với đe dọa. Y kết hợp với tên tri huyện Viên Hoàng bắt người về đồn tra khảo, như bắt cụ Duy, anh Cường, anh Tứ, hay bí mật thủ tiêu những người tích cực tham gia tự vệ cũng như anh Doãn, anh Khôi lớn. Y còn xóa bỏ việc chia ruộng đất công của chính quyền nhân dân sau khi cách mạng tháng Tám thành công, bắt dân xóm Rẫy ra ở tập trung theo quốc lộ số I để dễ kiểm soát và thực hiện âm mưu dồn dân để cô lập cán bộ, du kích và khống chế các cơ sở bí mật của ta mà chúng chưa biết đích thực. Y còn cho rào làng tăng cường bố phòng, cấm dân không được vào núi làm ăn, đêm không được ở lại trong rẫy nhằm cắt đứt sự tiếp tế của dân cho cán bộ và du kích.
    Còn bọn Pháp  thì đưa quân về đóng đến 5 cái bốt vây  xung quanh Thủy Dương ở Động Sầm, ấp Bốn, ấp Một, nương họ Ngô và bến sông Lợi Nông. Chúng càn quét đốt sạch Xuân Sơn - Phường Chánh, ra sức phá hoại mùa màng, cướp trâu bò, thóc gạo đem về đồn Dạ Lê và bắn phá không cho dân cày cấy, quyết làm cho dân ta đói mà rời bỏ kháng chiến.
    Bên cạnh đó bọn Quốc dân đảng phản động núp dưới cái vỏ lớp học bổ túc văn hóa ở nhà tên Ngô Thay để tập hợp nhau chỉ điểm cho Pháp và chống phá Cách mạng...
    Tất cả những hoạt động trên đây của địch đã gây khó khăn lớn cho kháng chiến của Thủy Dương. Song cũng có những thuận lợi rất căn bản. Đó là sự quan tâm lãnh đạo sát sao của cấp trên đối với Thủy Dương. Đầu năm 1948, Huyện ủy Hương Thủy triệu tập các bí thư chi bộ họp bàn phương hướng tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đồng chí Toại thay mặt cho chi bộ Thủy Dương đi họp về đã khẩn trương triển khai các nghị quyết của hội nghị cán bộ huyện nói trên ở địa phương. Lúc này cấp trên đã tăng cường cho Thủy Dương hai đồng chí Huỳnh, Hà. Các đồng chí Lý, Hồng vừa trốn khỏi lao Thừa Phủ cũng được đưa về hoạt động ở Phường Chánh - Xuân Sơn. Do đó chi bộ Thủy Dương lúc này có 15 Đảng viên do đồng chí Toại làm bí thư; các cấp ủy viên khác: đồng chí Huỳnh làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến xã, đồng chí Bồng phụ trách quân sự, đồng chí Hà làm bí thư phụ nữ.
    Trong những điều kiện đó, chi bộ Thủy Dương đã vận dụng đúng đắn Nghị quyết của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền cấp trên vào điều kiện của địa phương mình, lãnh đạo nhân dân xã nhà tiếp tục chiến đấu kiên cường, lập nhiều thành tích xuất sắc, nhất là về chiến tranh du kích.
    1/Tiếp tục diệt tể, trừ gian:
    Chỉ thị về tổng phá tề của Trung ương Đảng hồi tháng 1-1948 có nêu rõ “với những hội tề do địch đưa ra thì phải tìm cách giáo dục, thuyết phục đi đôi với cảnh cáo nghiêm khắc, thậm chí cần thì kiên quyết trừng trị những tên phản động nhất” .
    Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng. Phân khu ủy Bỉnh Trị Thiên đã phát động chiến dịch tổng phá tề trong phân khu. Dựa vào đó, chi bộ Thủy Dương quyết định trừ khử lý trưởng Phùng Hòe, một tên lý trưởng tay sai đắc lực và xảo quyệt cho Pháp, như trên đã trình bày.
    Nhưng giết Phùng Hòe không phải dễ, vì hắn luôn luôn cảnh giác đề phòng. Ban ngày hắn vào làng chỉ huy bọn đàn em lùng sục, cướp phá uy hiếp nhân dân. Chiều về, đang còn sớm, hắn đã trở về đồn Dạ Lê ngủ với lính Pháp. Sau khi nghiên cứu nắm vững quy luật đi lại của hắn, du kích xã phục kích ở đầu đường Văn Thánh, khi tên Hòe đi vừa tới, ta nổ súng, hắn bị thương nặng nhưng giả vờ chết, du kích tưởng hắn chết thật nên rút lui, hắn đã trở dậy bỏ về đồn Dạ Lê. Bọn Pháp cứu chữa cho hắn khỏi, hắn càng làm tay sai táo tợn hơn. Ta đã bố trí diệt hắn lần thứ 2, lần thứ 3. Sau lần thứ 3 chết hụt hắn mới nhụt chí, xin tha tội chết. Ta buộc hắn phải cam kết làm theo những yêu cầu của kháng chiến, từ đó trên thực tế ta điều khiển bọn tể ngụy ở Thủy Dương.
    2/ Tăng cường chiến tranh du kích bảo vệ dân, bảo vệ sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến:
    * Trận ngã ba Tự Đường (gần Đài liệt sĩ xã ngày nay)
    Trên đường số I chạy qua xã đã diễn ra nhiều trận đánh phối hợp giữa du kích Thủy Dương với bộ đội cấp trên. Đầu năm 1948, một trung đội ác ôn của địch được trang bị đầy đủ tung về Thủy Dương để phá hoại ta. Chúng gồm toàn những bọn thanh niên Công giáo phản động, lưu manh, vô công rồi nghề theo Pháp, được Pháp huấn luyện cho nghề chém giết và chống phá cách mạng. Ta quyết định phải tiêu diệt cho được bọn này và Đại đội bộ đội địa phương Tỉnh do Thân Trọng Một chỉ huy phối hợp với du kích Thủy Dương làm nhiệm vụ này. Nhận được nhiệm vụ, lực lượng ta chọn ngã ba Tự Đưòng, một vị trí vừa có thế thuận lợi để đánh địch, vừa có thế thuận lợi để rút lui, để bố trí trận địa phục kích diệt địch. Khi  cả trung đội địch lọt trận địa, bộ đội bố trí trên mặt đường hạ ngay tại chỗ 3 tên, bọn còn lại hoảng hốt chạy ào xuống mé đường, bị du kích Thủy Dương do Lê quý Cận xã đội trưởng chỉ huy nổ súng hạ thêm 3 tên nữa. Bọn địch thêm hoảng hốt, chạy tứ tung, ta tiếp tục nổ súng hạ tên lính mang trung liên, rồi tên mang hòm đạn và vài tên khác. Bọn địch bỏ chạy thoát thân, bỏ lại gần chục xác chết. Ta thu một trung liên cùng với hòm đạn, 7 súng trường và rút lui an toàn.
    Trận ngã  ba Tự  Đường gọi là trận “Độn thổ”là trận đánh mở màn của  năm 1948  của Thủy  Dương phối hợp với chủ lực thu được thắng lợi lớn. Lần đầu tiên trên chiến trường toàn tỉnh, ta thu được trung liên của địch, một thứ hỏa lực rất hiếm và quý đối với bộ đội ta lúc ấy. Cho nên sau trận đánh, du kích Thủy Dương được thưởng 3 súng trường chiến lợi phẩm, huyện thưởng cho 1 con bò và 10 thùng nếp để mừng công, du kích mang về tặng cho cả xã. Nhân dân Thủy Dương rất phấn khởi về trận đánh này, còn du kích xã có thêm súng, càng mạnh hơn.
    * Trận đột kích địch ở đồn Ngoẹo Dàn Xay:
    Bây giờ đội du kích của xã súng rất thiếu, ta chủ trương đánh địch, cướp súng của chúng để trang bị cho ta. Ba nữ  du kích là các đồng chí Thương, Quắc, Thước cải trang đi nắm tình hình địch. Được các chị báo cáo rõ tình hình, các đồng chí ta quyết định đánh vào đồn địch ở Ngoẹo Dàn Xay.
---------------------------------------------------------------------------------------------
(1)

    Hôm ấy trời mưa, tên lính địch gác ở cổng đồn khoác áo mưa đứng co ro, lơ đãng. Tổ du kích của xã gồm 3 đồng chí đã tiếp cận cổng đồn. Đồng chí Yên cảnh giới, đồng chí Phô vọt tới đánh gục tên lính gác, giật súng, đồng chí Cầu nhanh tay giật phá máy bộ đàm rồi cả 3 rút lui an toàn.
    Trận Ngọeo Dàn xay tuy nhỏ, nhưng diễn ra giữa ban ngày làm cho bọn Pháp rất hoảng hốt. Nó làm xôn xao dư luận nhân dân các xã Thủy Dương, Thủy An và cả Huế nữa, vì “Việt Minh đã đánh Tây cướp súng giữa ban ngày”, nên nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng vào kháng chiến.
    * Trận chống giặc cướp lúa ở bến Viên Thêm:
 Cũng như trên chiến trường toàn quốc, năm 1948 ở Thủy Dương bọn Pháp tăng cường càn quét cướp thóc để “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
    Vào mùa thu hoạch lúa năm 1948 của Thủy Dương, nhân dân vừa thu hoạch lúa về, bọn địch đã đến càn, cướp lúa đưa về đồn Dạ Lê do đích thân tên đồn trưởng chỉ huy. Được tin cơ sở cấp báo, từ căn cứ của xã, du kích cấp tốc vận động về làng để đánh địch. Anh em đã dùng ba chiếc thuyền, 12 du kích có vũ trang ngồi dưới khoang 3 chiếc thuyền trên có phủ kín rơm rạ để ngụy trang, ba người dân đáng tin cậy chèo ba chiếc thuyền đếïn nơi địch tập trung lúa ở gần con hói trước Đình làng Thanh Thủy Thượng. Sắp vào bờ  thì địch gọi xét hỏi, những người lái thản nhiên trả lời là họ đi lấy rơm ngoài đồng về và bình tỉnh lái thuyền vào bờ. Thuyền vừa cập bến thì lập tức 12 du kích tung rơm, bật nhảy lên bờ đánh gíáp lá cà với địch. Cuộc vật lộn rất quyết liệt. Nhân dân có mặt tại đó đã tiếp sức cho du kích. Bọn lính hoảng hốt tháo chạy. Tên đồn trưởng chạy vào Đình định  lên đi gọi quân tiếp viện, nhưng ta phát hiện được, đồng chí Sang rượt theo, đánh vật quyết liệt với hắn, cuối cùng hạ sát được tên đồn trưởng. Hết chỉ huy bọn lính vất cả súng, bỏ cả lúa chạy tháo thân, không dám càn vào làng.
    Trận  chống càn bến Viên Thêm chống địch cướp lúa thắng lợi, ta giữ được lúa lại và thu được cã vũ khí; Tin đó loang ra, nhân dân cả xã rất khâm phục du kích, rất phấn khởi, tin tưởng vào du kích càng ra sức đóng góp cho kháng chiến.   
    Đầu năm 1949, do yêu cầu của kháng chiến, cấp trên sát nhập Thanh Thủy Thượng, Thanh Thủy Chánh, Thanh Dạ, Dương Phẩm, Lang Xá thành xã Hồng Thủy, Do Ngô Châu làm chủ tịch (Sau này Ngô Châu phản cách mạng theo địch), đồng chí Khiếu phó chủ tịch. Bọn lý trưởng các làng ra sức phá hoại sự sát nhập trên, vì chúng sợ làng mình thiệt. Chúng vận động các họ phái chống lại. Nhưng các họ, phái khi được biết đó là chủ trương của chính quyền cách mạng cấp trên thì họ thông ngay.
    Việc hợp nhất thành xã Hồng Thủy đã tạo ra thuận lợi cơ bản cho phong trào kháng chiến của ta. Tổ chức Đảng của xã Hồng Thủy có tới 100 Đảng Viên do đồng chí Mỹ làm bí thư, đồng chí Toại phó bí thư. Do đó vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ Đảng được tăng cường; đồng thời lực lượng du kích đông hẵn lên, địa bàn hoạt động rộng ra, thuận lợi cho việc áp dụng chiến thuật du kích. Lúc này trang bị của du kích cũng đã khá hơn, thôn ấp nào cũng có một tổ, hay một tiểu đội du kích làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc. Phương châm hoạt động của du kích lúc này là cơ động tìm địch mà đánh, kiên quyết chống càn để bảo vệ dân, bảo vệ cơ sở kháng chiến, bảo vệ sản xuất.
    Về phía địch, sau thất bại ở bến Viên Thêm vừa không thu được lúa, vừa mất súng, mất đồn trưởng Dạ Lê, chúng rất cay cú và trả thù Thủy Dương một cách tàn khốc.
    Đầu năm 1949, lấy cớ xã chứa Việt Minh hoạt động ban đêm, Pháp mở cuộc càn quét lớn vào xã, phóng lửa đốt cháy hằng trăm ngôi nhà ở ấp Ba, giết chết hàng chục người và tra tấn dã man nhiều người khác, với hy vọng bằng máu và lữa sẽ khuất phục và “bình định” được Thủy Dương.
    Nhưng bọn Pháp tính nhầm, nhân dân Thủy Dương đã gan gốc đương đầu với chúng. Cả chục cuộc càn của chúng trong năm 1949, từ Phú Vang lên hay từ Huế xuống đều thất bại.
    Một lần chúng từ Phú Vang lên theo sông Lợi Nông kéo lên càn, vừa vào bờ đã trúng mìn của du kích, mấy tên toi mạng; chúng đi tiếp vào xóm Lò, lại trúng mìn, mấy tên nữa chết, chúng bắn loạn xạ rồi rút lui.
    Một lần khác chúng càn vào Thanh Thủy Chánh vừa triển khai đội hình bao vây làng đã bị bộ đội địa phương và du kích phối hợp tiến công, chúng thu quân ra bờ sông Lợi Nông, lại bị tấn công, mấy tên chết, chúng đành bỏ cuộc càn quét.
    *Trận đánh đồn Phát Lát (ở Thủy An)
    Theo phương châm cơ động, linh hoạt tìm địch mà đánh, du kích Thủy Dương còn tổ chức đánh đồn địch ở các xã khác để tăng cường cướp súng giặc trang bị cho mình. Một ví dụ là trận đánh đồn Phát Lát ở xã Thủy An. Đồn này do một đơn vị lính ngụy đóng. Ngoài nhiiệm vụ chiếm đóng, kiểm soát dân, ở đây chúng còn giam giữ tù nhân. Sau khi đi trinh sát nắm tình hình ở nhiều vị trí của địch, tổ du kích của các đồng chí Yên, Cầu, Tụ đã quyết định đánh đồn Phát Lát. Hôm ấy, cả bốn đồng chí đến bí mật bố trí ở một địa điểm trên sông Lợi Nông, nằm đối diện với đồn Phát Lát phía bên kia sông. Ba đồng chí ở lại, còn đồng chí Tụ đi trinh sát thấy có năm tên lính ngụy  đi tuần quanh đồn, coi giữ 20 tù nhân đang làm khổ sai. Đồng chí báo tín hiệu “đánh được” cho đồng đội. Nhận được tín hiệu, ba đồng chí còn lại súng dấu kín trong người, bơi sang sông lên bờ, điềm nhiên đi về hướng đồn có 5 tên lính và số tù nhân. Đến gần, các đồng chí bắt đầu nổ súng, một tên chết ngay, bọn kia hoảng hốt và lúng túng, không đối phó mà tháo chạy, các đồng chí ném theo một quả lựu đạn, thêm một tên nữa chết.
    Lợi dụng lúc nhốn nháo, 20 tù nhân đã chạy thoát thân. Các đồng chí ta thu 2 súng và rút lui nhanh gọn.
    Trận đánh Phát Lát là một trận đánh rất táo bạo. Bọn địch bị đánh rất bất ngờ, theo kiểu “tao ngộ chiến”. Sau đó, bọn địch cấp trên la lối bọn đồn Phát Lát ầm ỉ, vì “để Việt Minh đánh giữa ban ngày, giữa đường cái quan và để sỗng 20 tù nhân”.
    Từ đây, bọn lính đồn Phát Lát không dám nghênh ngang vào Thủy An cướp bóc nữa. Ủy ban kháng chiến Thủy An đã gửi thư hoan nghênh du kích Thủy Dương.
    Cùng đồng thời với trận Phát Lát, một tổ du kích khác đã đánh bốt cảnh sát ngụy trước Miếu Đại Càn thắng lợi, càng làm cho bọn địch biết nễ sợ du kích Thủy Dương.
    *Trận đánh đồn Lang Xá Cồn:
•        Đồn này do một số lính “Nghiã dũng đoàn ” con em của bọn ác ôn có nợ máu với cách mạng chiếm đóng. Chúng đã gây nhiều tác hại  cho nhân dân, nhất là nhân dân ở Lang Xá Cồn, Lang Xá Bàu. Do đó, ta quyết định đánh đồn này, cảnh cáo chúng. Một tiểu đội du kích Thủy Dương phối hợp với bộ đội địa phương đã tiến công đồn giết một số lính địch, thu một số súng rồi rút lui an toàn. Sau trận này, ta kiềm chế được hoạt động của địch, tạo điều kiện cho nhân dân tăng gia sản xuất thuận lợi hơn.
Sau chiến thắng biên giới Thu - Đông 1950, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ. Trên các chiến trường khác, ta hoạt động mạnh. Còn địch thì ngày càng khó khăn lúng túng. Chúng tìm cách cứu vãn tình thế, trong đó chúng chú trọng “bình định” vùng tạm chiếm của chúng.
Ở Thủy Dương, quân Pháp thấy hai ki-lô-mét đường số một chạy qua xã là con đường “không an toàn” cho chúng, nên chúng cho xây dựng các tháp canh theo bên đoạn đường này chia đôi hai vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng, vùng chiến khu của ta và vùng tạm chiến của chúng, nhằm kiểm soát vùng qua lại của cán bộ, bộ đội và du kích của ta trên đoạn đường này, bảo đảm an toàn cho chúng. Tuy nhiên quân địch chỉ chú ý phát hiện từ xa, mà để sơ hở vùng ngay dưới chân lô cốt hay tháp canh của chúng. Vì vậy sau nhiều lần thăm dò, cán bộ, du kích ta cứ vượt qua dưới chân lô cốt địch về hoạt động ở vùng đồng bằng nơi mà địch còn tạm chiếm.
Song song với việc tăng cường đồn bốt, tăng cường kiểm soát, địch lại mở những cuộc hành quân càn quét khủng bố nhân dân như kế hoạch của Đơ -lát Đờ Tát-Xi -Nhi vạch ra. Thủy Dương nằm trong địa điểm càn quét của chúng. Lần này chúng dùng những lực lượng lớn càn quét vào Thanh Thủy Chánh, Thanh Thủy Thượng, Lăng Xá Cồn, thực hiện chính sách ba sạch: cướp sạch, đốt sạch, phá sạch. Địch vào làng, lục từng nhà, tìm cái gì cướp đem đi được thì đem đi hết, sau đó phóng hỏa đốt cả làng, cái gì không cướp được, không đốt được thì đập sạch. Lần này Thủy Dương bị tàn phá nặng nề nhất : hai phần ba nhà dân trong xã bị đốt phá. Khi rút lui chúng còn gài mìn trên một số đường làng và ở những chỗ chúng nghi là cán bộ, bộ đội có thể đi qua. Nhưng phía ta, lần này đã có kinh nghiệm nên du kích đã canh gác và giúp đỡ nhân dân nhiều xóm chủ động cất dấu lúa gạo, tài sản, nên hạn chế được sự cướp bóc của chúng. Du kích cũng theo dõi nắm rõ những nơi chúng chôn mìn để phá nỗ, trừ họa cho cán bộ và nhân dân.
Sau cuộc càn, làng xóm Thủy Dương trở nên hoang tàn, đổ nát. Nhưng nhân dân Thủy Dương không hề nao núng, mất tinh thần. Ngược lại còn giúp đỡ nhau nhanh chóng che chắn lại nhà cửa, ổn định đời sống. Nhiều gia đình làm lán trại ở ngoài ruộng, cạnh bờ sông vừa tiện chăm bón ruộng đồng, vừa tránh các cuộc càn của địch.
Nhiều cuộc càn khác, quân địch cũng tàn bạo như cuộc càn nói trên, nhưng nhân dân đã có kinh nghiệm cất dấu kỹ lúa gạo, tài sản và lẫn tránh, nên ngoài sự phá phách cho bõ cơn hậm hực rồi rút đi chứ không cướp bóc được gì. Lại có trận, quân địch đã cướp được lúa cho lên thuyền chở về đồn Dạ Lê, nhưng sau du kích rượt theo ra giữa cánh đồng nước, hoặc phục sẵn ở đây, nhằm thuyền bọn giặc ngồi mà bắn chìm, tiêu diệt chúng, dành lại thóc lúa cho nhân dân.
Nhìn chung, hình thức đấu tranh  chống càn  là một hình thức đấu tranh quyết liệt và phổ  biến của nhân dân Thủy Dương để làm thất bại âm mưu của địch, tiêu hao lực lượng của chúng, bảo vệ có kết quả tính mạng và tài sản cuả mình, đồng thời hăng hái đóng góp sức của, sức người cho kháng chiến.
Ngoài các hình thức tập kích, phục kích, chống địch càn quét, du kích Thủy Dương còn tiến hành bao vây cô lập các đồn lẽ của địch, các đồn bốt của địch xung quanh Thủy Dương bị du kích kiên trì bao vây, khống chế không cho chúng hoạt động được gì. Chúng muốn ra ngoài lô cốt thì phải xin “Các ông bà du kích cho ra ngoài”. Nếu không xin mà ra bị thì ta bắn liền. Đêm nào dân công ta tiếp tế lên chiến khu phải đi qua vùng lô cốt địch, du kích buột chúng phải làm ngơ để dân công gánh lúa gạo đi qua một cách an toàn.
Năm 1951, một số du kích Thủy Dương bị địch bắt giam sau các cuộc càn quét và đưa số anh em này đi xây đồn Trường Bia, anh em đã bàn nhau nỗi dậy giết bọn lính canh cướp súng chạy lên căn cứ  Phường Chánh - Xuân Sơn.
Những tù nhân bị địch bắt đi xây đồn Động Sầm, đã nổi dậy phá lô cốt đang xây, chạy về Phường Chánh - Xuân Sơn, cũng có một số người vốn là du kích Thủy Dương.
Thiếu nhi Thủy Dương cũng góp phần tích cực trong họat động quân sự của xã. Nhiều em làm trinh sát, làm liên lạc cho du kích. Có em đã táo bạo cướp súng địch đem về cho du kích xã. Đó là em Nguyễn Thanh No đang cùng bạn đi chơi ở cầu An Cựu, thấy tên lính gác lơ đễnh mất cảnh giác, đã chợt nghĩ ra quyết định cướp súng của tên lính này, băng chạy về nộp cho du kính xã. Tin này loan báo ra cả xã, khiến các em rất khâm phục người có hành động táo bạo, rất phấn khởi và hăng hái tham gia phục vụ kháng chiến.
Nhìn chung, phong trào du kích chiến tranh và toàn dân kháng chiến của nhân dân Thủy Dương  từ năm 1948 đến năm 1952 diễn ra rất sôi nổi và thu được nhiều thắng lợi. Đó là hàng chục trận đánh phối hợp với bộ đội địa phương, góp phần tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Đó là hàng chục trận độc lập phục kích đánh địch hay tập kích, đột kích vào các đồn lẽ, các toán địch đi tuần tiểu, hay gài mìn đánh xe, phá giao thông của địch. Đó là hàng chục cuộc chống càn thắng lợi, Pháp không cướp được hạt thóc nào của nhân dân Thủy Dương, mà nhiều tên còn bỏ mạng trong các cuộc càn đó. Có những cuộc kiên trì vây hãm lô cốt địch, biến những cứ điểm đó của địch thành những cứ điểm chết.v.v...
Như vậy là thực dân Pháp thất bại, không thực hiện được âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” trên mảnh đất Thủy Dương. Chúng không thể nào “bình định ” được Thủy Dương.
Với thành tích xuất sắc ấy, tại Hội nghị cán bộ của Liên khu IV năm 1951, đồng chí Ngô Tiếu được thay mặt cho cán bộ, nhân dân Thủy Dương báo cáo thành tích và kinh nghiệm tổ chức chiến tranh trước cán bộ toàn liên khu.
3/Đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa với địch:
+ Đấu tranh chính trị:
Ở Thủy Dương, đấu tranh chính trị bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp được tổ  chức chặt chẽ để hỗ trợ cho chiến tranh du kích. Đó là những cuộc mít tinh, hội họp được tổ chức để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính của Đảng. Đó là bất chấp sự kiểm soát sát sao của kẻ thù, truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích vẫn xuất hiện động viên, khuyến khích lòng yêu nước của nhân dân để nhân dân tự giác tham gia kháng chiến - kiến quốc. Đó là các hình thức hoạt động của Mặt trận Việt Minh như hội họp để giải thích những vướng mắc trong tư tưởng của nhân dân. Đồng thời các đoàn thể quần chúng như Nông hội, Hội phụ lão, Hội mẹ chiến sĩ, Hội phụ nữ vẫn phát triển hội viên và bảo đảm sinh hoạt thường kỳ, vẫn phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị hợp pháp với địch. Đặc biệt là chi bộ xã đã chú ý phát huy vai trò của các Bác trưởng 12 họ, trong nhân dân vào lĩnh vực đấu tranh chính trị với địch.
Một hình thức đấu tranh chính trị khác ở xã là việc ta xây dựng được nhiều gia đình cơ sở có tấm lòng cưu mang đối với các chiến sĩ trong đội du kích của xã, dũng cảm đấu tranh với kẻ địch, để bảo vệ cán bộ, Đảng viên; trung thành vô hạn đối với kháng chiến. Nhờ thế mà trước sự kiểm soát và khũng bố gắt gao của địch, cán bộ, Đảng viên, du kích vẫn bám trụ được trên địa bàn của xã một cách an toàn để lãnh đạo nhân dân và tiến công địch. Tiêu biểu cho các gia đình cơ sở ấy là mẹ Mây ở ấp 2. Mẹ là người phụ nữ nông dân rất giàu lòng yêu nước. Mẹ đã dùng trái tim mình để bảo vệ, nuôi dấu cán bộ, Đảng viên như con của mình. Những lúc đen tối nhất của phong trào kháng chiến ở xã, nhà mẹ là cơ sở vững vàng, chắc chắn an toàn không lúc nào vắng cán bộ đi, về và ở. Mẹ cũng là một bà mẹ chiến sĩ kiên cường nhất. Trong một thời gian ngắn, hai con trai của mẹ, là cán bộ, Đảng viên lần lượt hy sinh, lòng mẹ đau đến tái tê, nhưng đã dằn lòng mình lại, chôn cất các con chu đáo. Mẹ nói “ tôi sẽ làm việc kháng chiến thay chúng nó vậy”. Từ đó mẹ sống lặng lẽ hơn trước, nhưng lại tích cực làm công việc của Hội mẹ chiến sĩ hơn trước, đồng thời lại ra sức động viên các mẹ khác ra sức ủng hộ kháng chiến, ủng hộ bộ đội và du kích. Nhân dân Thủy Dương ai cũng thương mẹ, cảm phục mẹ và noi gương mẹ phục vụ kháng chiến tốt hơn, đó là một cách mẹ trả thù cho các con trai. Ngoài mẹ Mây, ở Thủy Dương có hàng trăm gia đình kiên cường như gia đình mẹ Phơi, mẹ Thiên, me  Đới, mẹ Long, mẹ Đoan, ông Lưu .v.v...
Năm 1949, Pháp đưa Bảo Đại trở về nước lập chính phủ bù nhìn. Nhân dân cả nước tẩy chay hắn. Thủy Dương đã tổ chức treo khẩu hiệu, rãi truyền đơn, dán áp phích, hay họp mít tinh phản đối và vạch mặt Bảo Đại.
Một hình thức đấu tranh khác rất bền bỉ, quyết liệt, đó là việc phá tề, lập tề.
Sau khi những tên tay sai đắc lực của Pháp như Lý Châu, Lý Tùy bị trừng trị và Lý Hòe ba lần chết hụt xin hàng thì ta xem như đã nắm được bọn tề ngụy ở Thủy Dương. Sau khi Lý Hòe xin hàng ta đưa Lý Uyên ra lập tề và qua y mà đấu tranh hợp pháp, yêu cầu lính đồn đừng khủng bố dân, đừng cướp thóc lúa của dân, để cho dân chôn cất những liệt sĩ cách mạng, hay thả những người bị bắt ra. Nhưng Lý Uyên sau đó tỏ thái độ phức tạp, ta buột y bịa ra cớ xin bọn Pháp cho thôi làm lý trưởng, thực chất là ta đưa y đi cải tạo. Thủy Dương lại không có tề, mọi hoạt động trong xã đều do Ủy ban kháng chiến nắm.
Nhưng không có hội tề, Pháp làm sao chiếm được đất, nắm được dân, vì vậy chúng bắt nhiều người lên đồn đánh đập, bắt phải để chúng lập tề hay làm tề cho chúng. Trong tình hình đó ta đưa một người mù chữ ra làm lý trưởng, đó là Lý Giác, để ta dễ bề điều khiễn. Vậy là về phía Pháp, chúng quyết lập tề cho được vì đó là vấn đề sống còn của chúng, còn ta thì đặt ra yêu cầu là vô hiệu hóa Hội tề, hơn nữa có thể điều khiển chúng phục vụ kháng chiến; cho nên chúng ta phải để chúng lập những loại “ ấm ớ hội tề “ như thế cho qua chuyện. Cứ như thế cuộc đấu tranh giữa ta và địch về vấn đề lập tề diễn ra quyết liệt. Trên thực tế từ 1948 đến 1952, Ở Thủy Dương, Ủy ban kháng chiến của xã làm chủ tình hình.
Năm 1950, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao chính thức với ta. Nhân đó ta phát động Tháng hữu nghị Việt -Xô. Nằm trong vùng kiểm soát của địch, Thủy Dương vẫn tổ chức các cuộc mit tinh , tuần hành rầm rộ khắp cả xã, mọi người ai nấy đều phấn khởi lạ thường. Người ta hô vang các khẩu hiệu “Tình hữu nghị Việt- Xô muôn năm”, “ Hồ Chủ Tịch muôn năm “...Thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc mit tinh làm 5 người chết, càng làm nỗi bật trình độ giác ngộ chính trị và tinh thần Quốc tế vô sản cao cả của nhân dân Thủy Dương. Càng làm cho tình hữu nghị Việt -Xô trở thành kỷ niệm sâu sắc trong đời sống của nhân dân xã nhà.
Thông qua những họat động nói trên, tinh thần kháng chiến của nhân dân ngày càng cao, khối đoàn kết toàn dân xung quanh chi bộ Đảng càng vững chắc. Nhờ sức mạnh đoàn kết và tinh thần kháng chiến mạnh mẽ đó của nhân dân mà phong trào đã thu hút được một số con em của tầng lớp giàu có tham gia kháng chiến như Lê Viết Huỳnh, Lê Bá Đải, Phan Hiên .v.v... Và trong số anh em này, có anh đã hy sinh anh dũng trong kháng chiến như những chiến sĩ  cách mạng chân chính. Nhân dân xã nhà rất tôn trọng, nâng niu sự  hy sinh đó.
Trong các giai đoạn vừa qua của cuộc kháng chiến, công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ nhận thức, nâng cao sức chiến đấu cho cán bộ, Đảng viên đưọc chi bộ rất chú ý.
Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng và chính phủ cho nhân dân cũng được chú ý đúng mức. Do đó cuộc kháng chiến ở Thủy Dương đã huy động được mọi tầng lớp tham gia.
Thanh niên của xã đóng vai trò nòng cốt trong đội du kích, đã tích cực và dũng cảm chiến đấu chống địch, bảo vệ làng xóm, quê hương, bảo vệ nhân dân, làm thất bại hầu hết hành  động chiến tranh của địch ở địa phương. Hơn 500 thanh niên của xã đi tham gia bộ đội chủ lực, góp nhiều xương máu của mình vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc, ở khắp các chiến trường.
Hội mẹ chiến sĩ, hội phụ nữ của xã đóng vai trò quan trọng trong công tác hậu phương như bảo đảm toàn bộ việc sản xuất, cất dấu lương thực, nuôi dấu cán bộ và du kích, chăm sóc thương binh, đi dân công tiếp tế cho bộ đội hay tiếp tế lên chiến khu của Tỉnh... Có nhiều chị tham gia đội du kích của xã, giữ nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình địch. Các mẹ các chị cũng đấu tranh chống địch đi bắt lính, làm công tác địch vận. Những câu ca do các đồng chí sáng tác, có tác động đến nhiều lính ngụy, nên họ đã bỏ lính, trở về với nhân dân,với kháng chiến :
 “ Trong đồn anh nhớ em không ?
Ngoài đồn em nhớ em mong anh về”
Có những lính ngụy bỏ ngủ về tham gia du kích, chiến đấu rất giỏi, như anh Lê Quí Cận, có 5 lính ngụy quê Thủy Dương được mẹ, chị, vợ giác ngộ, đã làm nòng cốt, gây binh biến, phá đồn Vân Trình, cướp súng địch về với nhân dân.
Phụ Lão Thủy Dương ngoài việc động viên con cháu, cũng trực tiếp tham gia bảo vệ cán bộ, ủng hộ cho kháng chiến. Hầu hết các cuộc đấu tranh hợp pháp, công khai kéo lên huyện  lỵ Hương Thủy  hay lên đồn Dạ Lê với danh nghĩa 12 họ dân Thủy Dương để đòi lại thóc lúa, đòi để cho dân chôn cất các Liệt sĩ cách mạng, đòi thả những người bị bắt là do các cụ dẫn đầu.
Nhờ lôi cuốn được toàn dân mà lực lượng chính trị kháng chiến ở Thủy Dương rất mạnh mẽ. Dựa vào lực lượng chính trị đó, lực lượng  vũ trang phát triển vững chắc và đánh địch có hiệu quả. Vì thế, ở Thủy Dương bọn hội tề thực chất là bù nhìn của cả ta lẫn Pháp. Mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ ta vẫn được quán triệt ở vùng nông thôn tạm chiếm này .
 Phong trào quần chúng mạnh mẽ đã làm cho Đảng bộ cũng mạnh  và ngược lại, số đảng viên năm 1949 là 100 đến năm 1951 lên đến 350 .
+Đấu tranh kinh tế - văn hóa với địch :
Ở Thủy Dương, cuộc đấu tranh kinh tế với địch xảy ra thường xuyên và quyết liệt. Địch quyết “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Ta quyết định phá tan chính sách đó.
Trong lĩnh vực này, Thủy Dương quán triệt cả 2 mặt : Bao vây, phá hoại kinh tế địch và xây dựng kinh tế kháng chiến của ta. Cuộc chiến tranh lúa gạo được thực dân Pháp đặt ra từ đầu. Chiếm được hay đốt phá được thóc lúa của dân ta, thì chúng tính toán là lực lượng kháng chiến của ta sẽ chết đói. Chúng mà không cướp được thóc gạo của dân ta thì chúng cũng điêu đứng. Vì thế cướp thóc lúa là một vấn đề mấu chốt của Pháp ở Thủy Dương .
 Hàng năm, cứ đến vụ lúa chín, chúng để nhân dân ta thu hoạch xong hết rồi chúng mới ra lệnh thu hoặc kéo đi cướp. Nhưng ra lệnh thu lúa hoặc kéo đi cướp thì chúng đều bị thất bại, vì dân ta vừa thu hoạch xong thì cũng vừa cất dấu hay đưa đi ủng hộ kháng chiến ngay. Nếu chúng đi cướp thì đấu tranh  giữ lúa, cần thiết thì dùng vũ khí đánh địch giữ lúa hay giành lại lúa .
 Cuộc đấu  tranh để bảo vệ sản xuất cũng diễn ra thường xuyên và gay gắt. Thực dân Pháp trong các cuộc càn đều có cướp hay bắn chết trâu bò, phá hoại công cụ sản xuất, bắn chết cả bà con ta đang sản xuất trên ruộng đồng .v.v... nghĩa là chúng cố tình phá hoại công cuộc sản xuất của nhân dân ta. Nhưng trong việc này, chúng chỉ gây ra khó khăn, chứ không thể ngăn cản hoàn toàn được, vì chúng phá ngày, bà con ta chuyển làm đêm hết. Nhiều khi du kích phải chiến đấu đổ máu để bảo vệ nhân dân sản xuất. Về sau, ta đã khống chế được bọn hội tề, thì việc sản xuất có dể dàng hơn .
  Cuộc đấu tranh chia ruộng đất công, ruộng đất vắng chủ cho nông dân cũng diễn ra gay gắt giữa ta và địch. Cụ thể là khi đã hợp nhất các xã nhỏ thành xã Hồng Thủy, ta chủ trương việc này thì bọn địa chủ thân Pháp ở các làng cấu kết với nhau để chống lại, chúng lợi dụng tư tưởng cục bộ của nông dân để chia rẻ giữa nhân dân các làng với nhau, vì ai cũng sợ người làng mình bị thiệt.
  Nhưng để làm thất bại âm mưu của chúng, ta kiên trì giải thích, thuyết phục nhân dân các làng thấy rỏ tính chất cần thiết và công bằng của việc chia ruộng này; mặt khác ta thuyết phục và tổ chức các vị phụ lão đại diện cho các Họ kéo lên đồn “lý lẽ” với bọn Pháp, nên cuối cùng việc chia ruộng công và ruộng vắng chủ cho nông dân cũng tiến hành thắng lợi. Việc này có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, vì bà con nông dân được chia ruộng công bằng, hợp lý, nên rất phấn khởi, không sợ đói nữa, càng hăng hái sản xuất để sinh sống và đóng góp cho kháng chiến. Trong thời gian từ 1949 đến 1952, Thủy Dương đã đóng góp vào kho quân lương hàng trăm tấn thóc. Một số gia đình địa chủ thất thời và phú nông được vận động cũng có mức đóng góp khá.              
•             Bên cạnh việc xây dựng kinh tế kháng chiến của ta, Thủy Dương cũng chú ý bao vây và phá hoại kinh tế của địch như : tổ chức phá hoại giao thông, phá hủy các đoàn xe tàu vận chuyển vũ khí, thuốc men, đạn dược, lương thực của bọn Pháp khi chạy qua đường sắt  và đường số 1 thuộc địa phận của xã. Ta cũng tổ chức chợ kháng chiến ở một địa điểm trên bờ sông Lợi nông để bao vây kinh tế địch, không để dân lên Huế mua bán và cũng không để cho Pháp mua gì của dân Thủy Dương.
Ta và địch còn đấu tranh trên cả vấn đề tiền tệ. Thời gian đầu cuộc kháng chiến ở Thủy Dương, bọn Pháp cấm tiêu tiền Cụ Hồ, khủng bố những ai cất dấu tiền Cụ Hồ. Theo chủ trương của Tỉnh, Thủy Dương tiến hành đấu tranh để tiêu tiền Cụ Hồ ở Chợ Lợi Nông, bằng cách vận động bà con ta cứ tiêu tiền Cụ Hồ, mặt khác ta khống chế không cho lính đồn vào chợ, để bảo vệ cho dân tiêu tiền Cụ Hồ, dần dần bà con quen với việc ấy, và việc cấm đoán của bọn Pháp bị thất bại.
Ngoài những hình thức trên, trong những năm kháng chiến, nhân dân Thủy Dương cũng còn ủng hộ kháng chiến bằng hình thức tự nguyện mua nhiều phiếu công trái kháng chiến do chính phủ ta phát hành.
Còn trên lĩnh vực văn hóa, nhân dân Thủy Dương đaù đấu tranh mạnh mẽ chống mê tín dị đoan, lên đồng lên cốt, bói toán; đồng thời chống các phong tục đã lạc hậu như cưới xin, ma chay theo lối gả bán - ép uổng, hay theo lối “trả nợ miệng”; chống tệ rượu chè, cờ bạc, hút xách, đàn điếm trong nhân dân đặc biệt trong thanh niên. Trên trận địa tư tưởng, ta đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, tung tin giả và lừa bịp của địch; chống lại sách báo phản động mà bọn Pháp khuyến khích lưu hành để đầu độc nhân dân và thanh niên ta. Bên cạnh đó là cuộc vận động nhân dân sống theo nếp sống mới - lành mạnh - cách mạng. Ta cũng cố gắng duy trì trường học cho con em lao động trong xã.
Tóm lại từ năm 1948 đến 1952 là giai đoạn phát triễn mạnh mẽ nhất của cuộc kháng chiến ở Thủy Dương. Trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế... nhân dân xã nhà đều lập những thành tích tốt đẹp.
Đó là : chiến tranh du kích du kích phát triễn mạnh trên cơ sở chiến tranh toàn dân. Đã tiến hành hàng mấy chục trận đánh dưới các hình thức, các mức độ khác nhau để nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng ta, bảo vệ nhân dân, bảo vệ xóm làng, bảo vệ sản xuất; khống chế bọn tề ngụy để bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân ngay trong điềìu kiện của vùng tạm bị địch chiếm.
Đó là: tiếp tục xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững mạnh và rộng rãi, trên cơ sở đó tiến hành đấu tranh chính trị với địch, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ cho nhân dân một cách sâu sắc. Do đó trong điều kiện của một xã trong vùng bị địch chiếm, nhân dân vẫn hăng hái đóng góp cho kháng chiến, nuôi dấu cán bộ, bộ đội, du kích, cô lập đến làm tê liệt bọn tề ngụy, mật thám, chi điểm của Pháp, bảo đảm cho kháng chiếïn phát triễn thuận lợi, làm thất bại âm mưu ”dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp.
Trên lĩnh vực kinh tế, Thủy Dương đã làm thất bại chính sách ”lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp, đồng thời duy trì và phát triễn sản xuất, đảm bảo đủ ăn, đồng thời đóng góp cho chính phủ nuôi quân, nuôi cán bộ tại chỗ cũng như trên chiến khu.
Vì những thành tích to lớn trên đây, tháng tư năm 1951, tại Hội nghị cán bộ liên khu IV, Thủy Dương được tuyên dương, khen thưởng toàn diện trong toàn liên khu.
IV/ Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến ở Thủy Dương  (từ 1952 đến 7-1954)
Từ cuối năm 1952, để cứu vãn nguy cơ thất bại của mình, thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách  “chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy người Việt đánh người Việt” tăng cường kìm kẹp vùng tạm chiếm.
Ở Thừa Thiên, chúng điên cuồng phản kích cố chiếm lại những vùng đã mất ở Phú Vang, khu Ba Hương Thủy. Ở địa bàn Thủy Dương và phụ cận, tăng cường kìm kép bằng hai tuyến lô cốt : một từ Huế theo sông Lợi Nông qua Lương Văn tới Thủy Châu; một tuyến từ An Cựu theo đưòng số 1 đến Phú Bài.
Hai tuyến lô cốt của địch như hai cái vọng kìm kẹp Thủy Dương ở giữa. Cùng với các đồn đã có từ trước như Động Sầm, đồn Ga (Hương Thủy), đồn Thanh Thủy Chánh,  hai tuyến lô cốt hợp thành hệ thống khép kín vây chặt lấy Thủy Dương. Đồng thời chúng cố nắm lại bọn hội tề, đưa tên Lê Viết Hối ra làm lý trưởng, khuyến khích bọn phản động lâu nay còn nằm im, nay ra mặt chống phá cách mạng, chỉ điểm cho chúng bắt bớ cán bộ, khủng bố nhân dân.
Cuối năm 1952, Thừa Thiên lại bị một trận lụt lớn chưa từng có, khu đông đường quốc lộ 1 Thủy Dương nước ngập ngọn tre. Địch lợi dụng nước lụt đem xe lội nước đi bắt người hòng tìm cho ra cán bộ, du kích. Sau trận lụt làng xóm hoang tàn, hoa màu hư hại, nhiều kho thóc dự trữ cất dấu kín  bị thối hết. Đời sống nhân dân rất chật vật, có nguy cơ bị đói.
    Tình hình ấy đã đặt cách mạng Thủy Dương trước một thử thách mới rất nặng nề, khó khăn chồng chất. Trong chi bộ, có đảng viên dao động, có kẻ đã đầu hàng - phản bội ra mặt hay ngấm ngầm phá chi bộ từ trong ra, vì thế nhiều đảng viên khác bị địch bắt. Địch lại càn quét liên miên, lùng sục ráo riết, bắt người tràn lan.  Chi bộ phải rút sang Lang Xá Bàu.v.v..
Những tình hình trên khiến phong trào kháng chiến của Thủy Dương tạm thời lắng xuống từ cuối năm 1952 đến cuối năm 1953.
Nói tạm lắng xuống tức là không mạnh mẽ, mãnh liệt như trước, còn thật ra, cán bộ vẫn bám chắc vào dân, bám chắc cơ sơ sở lãnh đạo nhân dân chống địch dồn dân dồn làng. Du kích vẫn nắm chắc địa bàn của xã để duy trì phong trào. Thực dân Pháp kìm kẹp chặt chẽ con người Thủy Dương, nhưng tấm lòng dân Thủy Dương vẫn hướng về Bác Hô, về Đảng và Chính phủ kháng chiến. Cách mạng đã xây dựng được trận địa vững chắc trong lòng dân Thủy Dương.
Vì thế, cuối năm 1953 sang đầu năm 1954, phong trào kháng chiến Thủy Dương được phục hồi phát triển.
Cuối năm 1953, một toán quân Pháp thường dùng xe máy tuần tiễu từ Huế đến Phú Bài. Nắm vững qui luật đi lại của chúng, ba giờ chiều một ngày nọ, du kích mai phục từ Miếu làng đến nhà thờ họ Phùng (cách trụ sở Uíy ban nhân xã ngày nay về phía nam độ 200m), khi 4 chiếc xe máy do 4 tên địch lái lọt vào trận địa, anh em nỗ súng diệt 3 xe và 3 tên lính, tên còn lại quay xe phóng đại về Huế. Du kích phá xe, thu súng rút lui an toàn.
Sau trận nói trên, du kích xã đã phối hợp với bộ đội địa phương san phẳng lô cốt địch ở Lăng Xá Cồn, tiêu diệt 1 tiểu đội địch. Rồi trận đánh lô cốt địch trên bờ sông Lợi Nông tiêu diệt một số tên địch.
Cứ như thế phong trào tiếp tục phát triển cho đến ngày đình chiến theo hiệp định Giơ-Ne Vơ  20-7-1954.

    Tóm lại, chín năm kháng chiến trường kỳ gian khổ chống đế quốc Pháp xâm lược có đế quốc Mỹ giúp sức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch, trực tiếp là các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền ở địa phương, nhân dân Thủy Dương đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, viết nên bản anh hùng ca kháng Pháp của quê hương mình.
Từ hai bàn tay trắng đi vào cuộc kháng chiến, dưới sự đàn áp, khủng bố, kìm kẹp tàn bạo và xảo quyệt của kẻ thù, nhân dân Thủy Dương đã xây dựng được lực lượng kháng chiến mạnh mẽ bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trên địa bàn của xã và các xã lân cận, du kích Thủy Dương hoặc là phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, h oặc là độc lập tiến hành hàng chục trận đánh địch bằng các cách và các mức độ khác nhau, buộc hàng trăm tên địch phải bỏ xác lại trên đất Thủy Dương, trong đó có hai tên thuộc cấp chỉ huy. Vừa đánh vừa trưởng thành, từ chổ đánh tiêu hao địch, đến năm 1953 đã có trận đánh tiêu diệt đồn, góp phần vào việc kìm chân địch ở chiến trường địch hậu và chiến trường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến trường chính Bắc bộ đánh thắng địch trong Đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lực lượng chính trị quần chúng của Thủy Dương cũng được xây dựng mạnh mẽ và rộng khắp. Toàn dân Thủy Dương đều tham gia các cuộc đấu tranh và hình thức đấu tranh chính trị với địch. Chính sức mạnh toàn dân đó đã ngăn chặn bàn tay tội ác của bọn tề ngụy ác ôn ở xã, đã bảo vệ an toàn cho cán bộ trước những cuộc càn quét của kẻ địch, đã tạo điều kiện cho du kích đánh địch có kết quả và bảo vệ được mình. Chính sức mạnh toàn dân đó đã đảm bảo cho sự lãnh đạo của chi bộ Thủy Dương được thông suốt đến từng người dân, tạo nên hiệu quả cao của kháng chiến ở địa phương. Kẻ thù 3 lần dìm Thủy Dương trong biển lửa, nhưng lòng dân ở đây vẫn hướng về Đảng, về kháng chiến. Lòng dân ý đảng quyện chặt làm một, thành trận địa vững chắc tạo nên chiến thắng.
Một thành công và một đóng góp khác của Thủy Dương, là từ trong phong trào, đã rèn luyện nên nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho địa phương và cung cấp cho các địa phương khác, cho cấp trên, cho Quân đội Nhân dân anh hùng.
         Một kết quả lớn khác của Thủy Dương là đã tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh kinh tế với kẻ địch, làm thất bại chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng, bảo đảm tự cung tự cấp cho mình, cho lực lượng kháng chiến tại chổ, đồng thời đóng góp hàng trăm tấn lương thực cho cấp trên nuôi quân, nuôi bộ máy kháng chiến. Thủy Dương cũng đóng góp hàng ngàn ngày công đi dân công phục vụ bộ đội đánh trận, hay tiếp tế cho  chiến khu của tỉnh.
Ngoài đóng góp tiền, của, công sức,Thủy Dương đã góp cả xương máu cho cuộc kháng chiến toàn quốc. 39 liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp quê Thủy Dương có người hy sinh trong khi chiến đấu trực tiếp bảo vệ quê hương mình, có người đã ngã xuống trên các chiến trường toàn quốc, để bảo vệ nền độc lập - tự do của cả dân tộc.
Tổng kết thành tích kháng chiến chống pháp, chỉ kể những người trong đợt kê khai đang có mặt ở xã, cán bộ và nhân dân Thủy Dương đã được Hội Đồng Nhà nước và Hội Đồng Bộ Trưởng tặng 5 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 35 Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, 8 Huy chương hạng Nhì, một Bằng khen và nhiều bảng gia đình vẻ vang, bảng vàng danh dự .
Những con số đó một phần nào đã khẳng định thành tích kháng chiến của Thủy Dương.
Những kết quả và thành tích trên đây đã nâng cao uy tín của Thủy Dương. Đó là bằng chứng hùng hồn về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của nhân dân ở đây. Điều đó cũng chứng tỏ Thủy Dương đã đi đúng đường lối kháng chiến của Đảng, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của đảng. Vì thế Thủy Dương trở thành hiện tượng điển hình của một miền quê anh dũng kiên cường chống đế quốc Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ can thiệp, một xã anh hùng của Tổ quốc Việt Nam anh hùng.

                                                                                                                                                              (Còn nữa)
                                                                                                    Trích: Lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng xã Thủy Dương (1925-1985)

                                                                                                                                        NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 2-2008

 

BBT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.075.634
Truy câp hiện tại 138