Tìm kiếm tin tức
Lễ tế Đình Môn (Hội Lạp) Làng Thanh Thủy Thượng - Thủy Dương
Ngày cập nhật 12/08/2014
Đình Môn sẽ được phục hồi tại khu nghĩa trang của Phường

Hội Lạp là một trong ba lễ hội truyền thống của làng Thanh Thủy Thượng. Hội lạp là ngày hội chạp của làng. Hội Lạp diễn ra trong hai ngày Mồng một, mồng hai tháng Hai  Âm lịch hàng năm.

Sau 1975 nhà nước trưng dụng khu Cồn Mồ để xây dựng nhà máy dệt Huế, Đình Môn không còn, nhưng hàng năm vào những ngày Mồng một, mồng hai tháng Hai- Âm lịch, dân làng tự phát tổ chức lễ tại chợ Mai Thủy Dương hay ở trước cổng nhà mình.

Tại Đại Hội Mặt Trận Tổ Quốc lần thứ IX phường Thủy Dương ngày 17.12.2013 ông Ngô Văn Phố – Hội trưởng Hội Cựu Giáo Chức phường Thủy Dương, cũng là người nhiều năm nghiên cứu lịch sử địa phương đã kiến nghị khôi phục Hội Lạp – lễ hội truyền thống cổ truyền của làng với các lý do :

Hội Lạp là một lễ hội dân gian đã có hơn 250 năm của địa phương:

Ở Thủy Dương, theo truyền thống đã chia 12 Họ vào hai ngày chạp là mồng Một và mồng Hai tháng 11 ÂL, các Phái, Chi trong làng đều có ngày chạp diễn ra từ tháng 11 nhưng tập trung hơn ở tháng 12.

Hội lạp là ngày hội chạp của làng Thanh Thủy Thượng. Hội Lạp diễn ra trong hai ngày Mồng một, mồng hai tháng Hai  Âm lịch. Ngày mồng Một, thanh niên trai tráng của bốn ấp chia thành bốn đoàn đi vào Cồn Mồ. Họ dảy cỏ và thêm đất cho tất cả những ngôi mộ chưa được chạp trong tháng 12. Đó là những ngôi mộ vô tự của làng.

Tối mồng Một, dân làng mỗi nhà một mâm bánh trái mang về tập trung tại Đình Môn ở Cồn Mồ. Mâm cỗ của nhà nào đều có ghi tên mình , được đặt theo từng ấp. Đình môn có 5 gian, gian giữa của làng, 4 gian còn lại của bốn ấp. Suốt đêm mồng một, làng tổ chức Tế lễ. Chánh lễ được tiến hành vào khoảng bốn giờ sáng mồng hai. Từng đoàn người từ các thôn xóm kéo nhau vào Đình môn để xem lễ và nhận lại mâm bánh của nhà mình. Sáng sớm, việc tế lễ đã xong, bánh trái của nhà nào thì đến mang về. Hội Lạp là một trong những kỷ niệm đẹp được lưu giữ trong tâm hồn của dân làng Thanh Thủy Thượng.

Hội Lạp là một lễ hội mang tính nhân văn:

Hội Lạp là ngày chạp của làng để chăm sóc và tế lễ những vị không có người cúng giỗ. Trong đó có những vị có công khai khẩn xây dựng làng, còn lại là con cháu của làng và những người tha phương cầu thực tử nạn được chôn cất tại địa phương không người thờ cúng. Đây là những người thật việc thật. Việc chăm sóc mồ mả cúng giỗ những vị vô tự trong ngày Hội Lạp không những thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên mà còn mang tính nhân đạo.

Khôi phục Hội Lạp, phù hợp với chủ trương của Đảng và đáp ứng nhu cầu của địa phương hiện nay:

Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII (7.1998) chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Ở địa phương, những năm gần đây, nhận rõ ý nghĩa của lễ hội Hội Lạp, một số người dân đã tự nguyện tổ chức Hội Lạp tại chợ Thủy Dương, cũng đóng góp bánh trái, lễ vật cúng tế vào đêm mồng Một, sáng mồng hai Âm lịch. Hiện nay UBND phường Thủy Dương đang quản lý 520 ngôi mộ vô tự, vì thế việc tổ chức lại ngày hội chạp chung cũng phù hợp với nhu cầu của địa phương.

Kiến nghị trên được Đảng Ủy, HĐND, UBND, UBMT.TQ phường Thủy Dương thống nhất cho chủ trương giao cho Ban Khánh tiết Làng triển khai thực hiện. Quy mô và hình thức sẽ phụ thuộc vào nguồn đóng góp ủng hộ của bà con dân làng. Theo Bác Phùng Xuân Thủy, trưởng Ban Khánh tiết làng cho biết, hiện nay đã có một số mạnh thường quân ủng hộ kinh phí và phụng cúng một số vật dụng phục vụ việc thờ cúng tại Đình Môn

Nguyên Tri Ngô Văn Phố
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.078.063
Truy câp hiện tại 505