LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu, Cách mạng Việt Nam do giai cấp Công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trở thành người lãnh đạo Cách mạng và lãnh đạo dân tộc Việt Nam, giai cấp Công nhân và Đảng ta hết sức chú ý phát huy những tinh hoa truyền thống của dân tộc; chú ý đúc kết những vấn đề về quy luật lịch sử, bài học kinh nghiệm lịch sử của dân tộc để từ đó mà quyết định những vấn đề chỉ đạo và lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi và thành công.
Mặt khác, hiện nay nhân dân ta cũng có yêu cầu hiểu biết về lịch sử dân tộc rất mạnh mẽ, để từ hiểu biết đó mà kế thừa và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc và chủ nghĩa Anh hùng vào việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Vì thế, ngoài yêu cầu hiểu biết lịch sử chung của cả dân tộc, nhân dân các địa phương còn có yêu cầu hiểu biết về lịch sử của địa phương mình, để tìm ra trong đó những kinh nghiệm thành công, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương mình, đồng thời để tránh những mặt lạc hậu có thể có trong lịch sử địa phương mình, từ đó đẩy mạnh việc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên quê hương mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, việc biên soạn lịch sử địa phương, đặc biệt là lịch sử các xã, phường là một việc rất quan trọng, có ý nghĩa và có tác dụng giáo dục truyền thống, tác dụng giáo dục tình cảm và tư tưởng một cách trực tiếp nhất đối với nhân dân ở cơ sở.
Đồng chí Lê Duẩn, trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chỉ rõ “ Con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử”.
Ta có thể khẳng định rằng “ Những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử” mà đồng chí Lê Duẩn nói ở đây, trước hết và chủ yếu là do nông dân làng xã Việt Nam xây dựng nên, bởi vì ở nước ta, thành thị và giai cấp công nhân mãi về sau này mới ra đời.
Nông dân làng xã Việt Nam đã từng là những pháo đài chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử, là nơi nhân dân ta thực hiện sự cộng đồng sức lực để kiên trì chinh phục và chiến thắng thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống của
người Việt Nam. Nông thôn làng xã Việt Nam đã sản sinh ra nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam phát triển rực rở, trong đó có nền văn học dân gian và nền giáo dục bình dân, là những vốn quý của dân tộc ta.
Cũng chính nông thôn làng xã đã sản sinh ra bộ phận đầu tiên của giai cấp Công nhân Việt Nam thời cận đại, là nguồn bổ sung chủ yếu về số lượng cho giai cấp cách mạng này ở nước ta. Đồng thời làng xã Việt Nam và giai cấp nông dân nước ta, trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đã đóng vai trò chiến lược có tính chất quyết định đến sự thành công của cách mạng. Đồng chí Lê Duẩn đã từng nhận xét rằng: “ Nếu tinh thần Cách mạng của nông dân gắn liền với đất ruộng, với sinh hoạt vật chất hàng ngày của họ thì tinh thần cách mạng của nông dân cũng gắn liền với tình cảm quê hương đất nước. Trong một nước thuộc địa, văn hóa của nông dân tượng trưng cho nền văn hóa của dân tộc. Cái tính chất cố định và bảo thủ (so với giai cấp tư sản và giai cấp công nhân) của nông dân lại làm cho nông dân giàu tình cảm dân tộc hơn ai hết. Tình cảm dân tộc mạnh mẽ và sâu sắc của nông dân đã đưa nông dân vào con đường cách mạng. Đối với nông dân, phải có cái gì thiết thực với đời sống của họ, phải có cái gì rõ ràng xác thực với ý thức dân tộc của họ, phải có cái gì cao cả vĩ đại hợp với tâm hồn của họ. Đảng Cộng sản Đông dương (ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ chủ trương cách mạng đến thành phần đảng viên, người sáng lập và người lãnh tụ của Đảng - Đồng chí Nguyễn Ái Quốc - đều làm thỏa mãn những ước vọng của Nông dân - Nông dân thừa nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản vì quyền lợi giai cấp của họ mà cũng vì quyền lợi dân tộc nữa.
Với những lý do và nhận thức như trên, đồng thời thực hiện chủ trương của Thường vụ Huyện ủy Hương Thủy về công tác sưu tầm, ghi chép và viết lịch sử cách mạng các xã của Huyện, để có tài liệu giáo dục truyền thống cho Thanh thiếu niên và cho nhân dân, Đảng ủy, Uíy Ban nhân dân và Uíy ban Mặt trận Tổ quốc Xã Thủy Dương trong mấy năm nay đã quan tâm việc viết lịch sử xã. Nhờ nhiệt tình của nhiều người, trong đó có đồng chí Oanh, đồng chí Vạn, chúng ta đã có tài liệu về truyền thống cách mạng của xã để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã học tập. Những tài liệu ấy đã có gía trị phục vụ trong việc động viên nhân dân tòan xã phát huy truyền thống trong lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Giờ đây, xã nhà đang bước vào một thời kỳ mới- Thời kỳ phấn đấu vươn lên để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay trên quê hương Thủy Dương thân yêu của chúng ta, phấn đấu để xây dựng đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Vì thế năm nay, lãnh đạo của xã chủ trương hoàn chỉnh một bước nữa các tài liệu đã có để hoàn chỉnh và ban hành cuốn “ Lịch sử phong trào yêu nước và Cách mạng của nhân dân Xã Thủy Dương” (1925 - 1985).
Tài liệu này đã tập hợp được nhiều tư liệu và đã được một tập thể đông đảo các đồng chí cán bộ, đảng viên vốn là con em của xã nhà, hay đã từng tham gia cách mạng trên địa bàn của xã và các cụ ông, cụ bà, các bậc nhân sĩ trí thức am hiểu về lịch sử xã góp ý và thông qua trong hai cuộc hội thảo có tính chất khoa học. Vì thế về cơ bản, cuốn sử này đã dựng lại một cách khá chính xác và khách quan về lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã nhà.
Tuy nhiên, đây là một việc khó. Vì trong quá khứ về mặt hành chính, xã Thủy Dương có sự thay đổi phức tạp. Mặt khác, gần như không có một tài liệu thành văn nào viết về lịch sử của xã. Còn các gia phả, tộc phả thì lại không chú ý viết về các sự kiện yêu nước và cách mạng. Đã thế nhiều người con ưu tú đã từng tham gia cách mạng và kháng chiến ngay trên xã nhà nay đã hy sinh, hoặc đi công tác ở nơi xa, nên nhiều sự kiện không thể miêu tả - tường thuật một cách cụ thể - sinh động được. Ngoài ra, còn khó là vì có những nhân chứng lịch sử trong khi kể lại các sự kiện, đã không hoàn toàn có thái độ khách quan. Cho nên dù có nhiều cố gắng, cuốn sử này không tránh khỏi những hạn chế về mặt này hay mặt khác.
Mặc dù thế, lãnh đạo của xã coi đây là một tài liệu đáng quý, có giá trị giáo dục truyền thống rất tốt đối với cán bộ, nhân dân trong xã, nhất là đối với các thế hệ cháu con của xã nhà sẽ lần lượt học qua trường phổ thông cơ cở của xa, lãnh đạo của xã sẽ có kế hoạch sử dụng và phát huy tác dụng của cuốn sử này và mong rằng các tổ chức, các đoàn thể trong xã tích cực thực hiện kế hoạch ấy, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giảng dạy cho các thành viên của tổ chức và đoàn thể mình về nội dung của cuốn sử, để góp phần động viên nhân dân toàn xã phát huy truyền thống, phấn đấu đưa Thủy Dương tiếp tục vươn lên xứng đáng với Danh hiệu “ Đơn vị Anh hùng” và phấn đấu đạt danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; đồng thời xứng đáng với truyền thống yêu nước và cách mạng vẽ vang của mình.
Về bố cục, cuốn sử có các chương, mục như sau :
- Chương I : Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội và lịch sử Xã Thủy Dương.
- Chương II : Phong trào yêu nước và Cách mạng Xã Thủy Dương từ 1925 đến Cách mạng tháng Tám.
- Chương III : Nhân dân Thủy Dương đấu tranh để bảo vệ thành qủa Cách mạng tháng Tám và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (từ 9/1945 - 12/1946).
- Chương IV : Nhân dân Thủy Dương tiến hành kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược có Đế quốc Mỹ giúp sức (12/1946 - 7/1954).
- Chương V : Nhân dân Thủy Dương đấu tranh đòi Mỹ và tay sai thi hành Hiệp định Giơ - ne -vơ và tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước (7/1954 - 3/1975)
- Chương VI : Thủy Dương trong 10 năm đầu tiến hành Cách mạng XHCN và góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa (1975 - 1985)
- Kết luận.
*
* *
Nhân dịp hoàn thành cuốn : “Lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng của Nhân dân xã Thủy Dương” (1925 - 1985), lãnh đạo của xã tỏ lòng chân thành cảm ơn tất cả các cụ, các đồng chí, các bậc nhân sĩ trí thức đã từng đoúng góp hồi ký, kể chuyện, cung cấp tài liệu hay tham gia góp ý kiến trong các lần hội thảo chuẩn bị cho việc ra đời của cuốn sử này. Lãnh đạo của xã vừa hoan nghênh vừa cảm ơn 2 đồng chí Nguyễn Vạn và Ngô Hữu Oanh đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc viết nên cuốn sử này. Rất mong các cụ, các đồng chí, các bậc nhân sĩ trí thức tiếp tục giúp đở chúng tôi tiến tới viết một cuốn lịch sử xã hoàn chỉnh hơn.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ
XÃ THỦY DƯƠNG
I/ Khái quát về đặc điểm địa lý và dân cư :
Xã Thủy Dương nằm ở phía nam sông Hương, cách trung tâm Thành phố Huế về phía Nam khoảng 4 Km.
Đầu Triều Nguyễn, Thủy Dương thuộc Huyện Phú Vang, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Minh Mạng cắt một phần đất của Huyện Phú Vang thành lập Huyện Hương Thủy, trong đó có Thủy Dương. Sau năm 1975, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập Tỉnh Bình Trị Thiên thì Huyện Hương Thủy và Huyện Phú Vang được sát nhập lại thành thành Huyện Hương Phú, xã Thủy Dương thuộc Huyện Hương Phú. Năm 1981 Thủy Dương được tách khỏi Huyện Hương Phú để trở thành một xã ven đô của Thành phố Huế, năm 1990 Thủy Dương trở lại trực thuộc Huyện Hương Thủy.
Trong quá trình lịch sử, về địa giới và hành chính, Thủy Dương có sự thay đổi như sau :
Dưới Triều Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc, trên đất Thủy Dương ngày nay có 3 làng riêng biệt là Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ và Xuân Sơn - Phường Chánh - cả 3 làng thuộc Tổng Dạ Lê.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân đã sát nhập 3 làng lại thành một xã gọi là xã Thanh Thủy Thượng. Năm 1949, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, chính quyền nhân dân đã sát nhập Thanh Thủy Thượng với Lang Xá, Dương Phẩm và Thanh Thủy Chánh thành xã Hồng Thủy. Sau hiệp định Giơ ne vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm, tay sai của Đế quốc Mỹ chia xã Hồng Thủy thành 2 xã: Xã Thủy Dương bao gồm Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ, Dương Phẩm và Xuân Sơn, Phường Chánh. Xã Thủy Thanh bao gồm Thanh Thủy Chánh, Lang Xá và thôn Vân Thê. Đến nay địa giới và đơn vị hành chính của xã Thủy Dương đã ổn định bao gồm 3 làng Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ, Dương Phẩm và 2 ấp : Xuân Sơn, Phường Chánh; với diện tích là 1.249 hec-ta đất canh tác và thổ cư.
Thủy Dương nằm trong một khu vực địa lý đặc biệt đó là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng ven biển, phía bắc Thủy Dương giáp xã Thủy An, phía nam giáp xã Thủy Phương, phía đông giáp xã Thủy Thanh có miền đồng bằng chạy sát bờ biển, phía tây giáp xã Nguyệt biều có vùng triền đồi chạy tới chân dảy Trường sơn hùng vĩ. Vì thế, xã Thủy Dương có địa hình đa dạng : có đồng bằng, có đồi núi, có sông và hồ nước.
Đường số 1A chạy qua xã theo chiều bắc nam chia Thủy Dương thành 2 vùng rõ rệt : phía đông là đồng ruộng rộng thẳng cánh cò bay, phía tây là vùng đồi núi nhấp nhô.
Đồng bằng Thủy Dương rộng khoảng 300 hec-ta, đất đai rất màu mở phì nhiêu - Sông Lợi nông chảy qua cánh đồng của xã, vừa bảo đảm tưới tiêu nước, vừa bồi đắp phù sa hàng năm, vừa làm cho đất không bị nhiểm chua, nhiểm mặn, nên rất thuận lợi cho việc gieo cấy cây lúa.
Vùng đồi của Thủy Dương kéo từ đường 1A đến giáp giới xã Nguyệt Biều cũng dài, rộng tới 3, 4 km, đất đai khá thuận lợi cho việc trồng khoai, sắn và cây công nghiệp, nên tiềm năng kinh tế cũng khá lớn.
Xen trong vùng đồi, có một số núi thấp như núi Động Sầm, Động Giữa và Động Chùa. Núi Động Sầm hình con voi, nằm quay đầu về hướng đông, vòi voi kéo về tận Đình làng. Núi Động Chùa cũng có hình con voi nằm quay đầu về hướng đông. Còn núi Động Giữa có hình viên ngọc. Ba trái núi hình hai con voi và ở giữa là hình viên ngọc đã tạo ra một thế “Lưỡng tượng tranh phò” rất đẹp mắt. Người xưa nói rằng nhờ thế núi ấy mà Thủy Dương trở thành đất “Quần tượng”. Cũng vì thế mà thời đời Tự Đức, Vua đã định đuổi dân Thủy Dương đi để chiếm đất xây lăng. Nhờ mưu trí mà dân làng khỏi bị mất đất và giữ được làng xóm...
Sông Lợi nông chảy qua cánh đồng của xã như một dãi lụa trắng uốn lượn trên cánh đồng, làm tăng thêm vẻ đẹp và hấp dẫn của một miền quê. Các hồ lớn nhỏ phân bố đều khắp trên cánh đồng của xã như hồ Quy động, hồ Chợ, hồ Mới, hồ Đắc Thượng, hồ Bến Đá, hồ Tiền đình ...làm cho bức tranh sơn thủy càng đẹp.
Sông, hồ Thủy Dương vừa có giá trị giao thông, vừa có giá trị tưới tiêu nước cho đồng ruộng của xã, đồng thời hàng năm cung cấp cho nhân dân của xã một lượng cá đáng kể - Sông, hồ Thủy Dương cùng với đường số 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua xã đã tạo một mạng lưới giao thông thủy bộ tương đối hoàn chỉnh, khá thuận lợi.
Vùng tiểu khí hậu Thủy Dương không có mùa lạnh thâm xương, cũng không có mùa nóng cháy da thịt. Đầu Xuân ấm áp, đào, mai nở hoa. Tháng 2 khí trời ấm tháng 3 noúng dần. Tháng 4 Tiểu mản, thỉnh thoảng có mưa lớn. Tháng 5, 6, 7 trời nóng. Tháng 8, 9 trời mát dần và thỉnh thoảng có mưa lũ. Tháng 10 vào các ngày mùng 3, 13, 23 thường bị lụt, cho nên trong nhân dân có lưu truyền câu ca dao :
Ông tha mà bà chẳng tha,
Làm cho cái lụt mùng ba tháng mười.
Vùng tiểu khí hậu Thủy Dương thích hợp với việc cấy lúa 2 vụ : Đông xuân và Hè thu.
Tóm lại, có thể nói Thủy Dương được thiên nhiên ưu đải đặc biệt. Các yếu tố tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi ấy, Thủy Dương có thể phát triển cả lúa lẫn màu, cả cây công nghiệp, lẫn nghề nuôi và đánh bắt cá, Thủy Dương có nhiều điều kiện để trở thành một miền quê giàu đẹp.
Về dân cư, theo một số tài liệu và một số hồi cô của những cụ cao tuổi còn minh mẫn ở địa phương thì vào khoảng thế kỷ XVI, đã có những cư dân đầu tiên đến khai phá vùng này. Đó là một bộ phận cư dân của làng Thanh Tuyền Hạ (tức Thanh Thủy Chánh) vì quê mình đây thấp, hay bị ngập lụt, nên phải dời làng lên những vùng cao. Họ đi từng nhóm đến khai canh, dựng xóm, lập làng và gọi làng mới của mình là Thanh Thủy Thượng. Dân một ngày một đông lên, dần dần cũng có đủ 13 họ như ở Thanh Thủy Chánh. Họ vẫn giữ quan hệ mật thiết với làng củ, hàng năm vẫn về Thanh Thủy Chánh để làm giổ, làm chạp, làm lể khai canh và lể Thành hoàng.
Về sau có thêm một bộ phận nhỏ dân theo đạo Thiên Chúa làm ăn trên sông Lợi nông, cũng lên định canh, lập nên làng mới gọi là Thanh Dạ.
Đời này qua đời khác, dân Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ đông đúc lên thành những làng xóm và đặt lệ làng riêng. Dân từ các nơi khác đến không được ở tại Thanh Thủy Thượng và Thanh Dạ nữa mà phải vào sâu trong vùng đồi hơn, lập nên những xóm ấp mới gọi là Xuân Sơn - Phường Chánh. Đến lượt những gia đình “Thất cơ lỡ vận” ở Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ lại phải rời làng, đến xóm núi làm ăn nên dân số Xuân Sơn, Phường Chánh tăng nhanh, nhưng hầu hết là gia đình nghèo khó.
Như vậy, dân Thủy Dương tụ cư thành 3 khu vực. Đông nhất là ở Thanh Thủy Thượng, đông nhì là ở Thanh Dạ rồi đến Xuân Sơn, Phường Chánh. Đến thời Pháp thuộc, thực dân Pháp mở đường số 1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua xã thì những gia đình khá giả đến dựng nhà ở hai bên đường, phô trương sự giàu có của Thủy Dương với những nhà mới khang trang và vườn cây trái xum xuê.
Người Thủy Dương sinh tụ trên một địa bàn nông nghiệp nên từ xưa đã gắn bó với đồng ruộng, cần cù lao động, quanh năm chịu thương chịu khó để làm ra hạt thóc tự nuôi sống mình và góp phần nuôi sống xã hội. Nét truyền thống này đang được nhân dân Thủy Dương phát huy cao độ trong thời kỳ cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở xã từ năm 1975 đến nay.
II/ Tình hình Kinh tế - Văn hóa xã hội :
Hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân Thủy Dương là sản xuất nông nghiệp. Với phẩm chất cần cù và thông minh, người Thủy Dương đã biết khai thác những điều kiện thuận lợi của quê mình để phát huy kinh tế nông nghiệp. Theo thời tiết địa phương, nhân dân Thủy Dương cấy 2 vụ một năm - vụ Đông xuân cấy tháng 10 thu hoạch tháng 3 chắc ăn hơn nên được coi là vụ chính, vụ Hè thu cấy tháng 5 thu hoạch tháng 8 vào những năm có lũ sớm thường bị thất bát, nhưng nhân dân vẫn không quản khó nhọc, cứ “đánh bạc với trời” may thì cũng được vụ thu hoạch khá.
Ngoài lúa, nhân dân Thủy Dương còn trồng sắn, khoai, nuôi trâu bò và làm các nghề phụ khác như khai thác lá nón, lấy đót, lấy than củi và lấy dầu rái trên rừng để dùng hay để trao đổi lấy những thứ cần thiết cho đời sống. Một số nhỏ bà con làm nghề kiếm cá ven sông, ven hói hay làm các nghề mộc, nề, rèn, đan lát, làm hàng xáo và buôn bán lặt vặt. Đó là một nền kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc.
Trước kia ở Thủy Dương có 90% số ruộng đất là ruộng đất công, chỉ 10% là ruộng tư. Dưới thời phong kiến và thời Pháp thuộc, ruộng công cứ 3 năm chia lại một lần. Đến năm chia ruộng làng trích ra một số ruộng đất cho việc tế lể ở Đình, chùa; ruộng kính biếu cho các Tiên chỉ, thứ chỉ (những người đứng đầu làng), ruộng chi tiêu để làm việc làng của bộ phận lý dịch và ruộng phụ cấp cho binh lính và thầy giáo của làng.v.v.. Còn lại chia cho tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên và là dân chính cư, mỗi người nhận một phần ruộng 4 sào. Phụ nữ và dân ngụ cư không được chia ruộng công của làng. Dân làng căn cứ theo chức tước, phẩm hàm, ngôi thứ và vai vế trong làng mà xếp theo thứ tự trong sổ đinh, lý trưởng theo thứ tự đó mà cho nhận ruộng.
Cách chia và cho nhận ruộng như thế đã tạo điều kiện cho bọn người có vai vế trong làng nhận hết phần ruộng tốt, ruộng dể làm và ruộng gần. Còn trong dân lao động keúm vai vế trong làng, nói chung chỉ nhận được những phần ruộng xấu, ruộng xa, ruộng khó làm. Những nông dân lao động kém vai vế mà đã vào tuổi “lên lão” thì chỉ được nhận phần ruộng có 2 sào.
Cách chia đã bất công mà bọn chức dịch ở làng còn tìm mọi cách gian lận, quỷ quyệt để làm lợi cho chúng và chiếm ruộng công thành ruộng tư. Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Thủy Dương những tên như lý Hòe, lý Dần, chỉ sau 2, 3 năm làm lý trưởng là giàu có hẳn lên.
Còn người lao động nghèo, cuối cùng cũng khó giữ được những phần ruộng của mình. Thường họ phải bán non, bán ngắn hạn hoặc dài hạn phần ruộng của mình để có tiền nộp thuế hoặc cứu đói. Bọn địa chủ và nhà giàu cứ mua ruộng, vì những người nghèo bán ruộng rồi lại phải nhận cấy rẽ cho địa chủ và nhà giàu. Khi mùa đến thì vừa thu hoạch, vừa lo nộp tô, nộp thuế hết số hoa lợi thu hoạch. Cho nên nông dân lao động mãi vẫn không thoát khỏi cái vòng nghèo khó, luẩn quẩn.
Ngoài ra, nạn cho vay nặng lãi cũng làm cho bọn giàu cứ giàu lên, người nghèo cứ nghèo mãi, nhiều người thành con nợ, phải đi ở trừ nợ cho bọn nhà giàu.
Thuế khóa là nguồn thu tài chính chủ yếu của chính quyền phong kiến, thực dân. Dưới thời Pháp thuộc, như nông dân cả miền Trung và cả nước, dân Thủy Dương hàng năm phải đóng hàng chục thứ thuế khác nhau. Dã man nhất là thứ thuế đinh (thuế thân) - Thuế đánh vào tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên, mỗi năm nộp 2,5 đồng, sau tăng lên 2,6 đồng (tương đương 1 tạ gạo). Nộp thuế xong rồi thì được cấp một tấm bài chỉ, coi như một giấy chứng nhận để làm ăn và sống hợp pháp. Không nộp hay chưa nộp được thuế đinh thì không có bài chỉ, coi như người sống không hợp pháp, làm ăn rất khó khăn. Nhiều người bị đánh đập, cùm kẹp, bị giam cầm hay bị tịch thu cả gia sản để trừ thuế.
Thuế điền là thuế đánh vào ruộng đất, ở Trung kỳ, chính phủ Nam triều đặt 3 hạng thuế ruộng khác nhau, nhưng về sau, để tăng số thu, chúng đặt ra lệ “Nhất, Tam quy Nhị”, tức là ruộng loại 1 và ruộng loại 3 đều đánh thuế theo ruộng loại 2. Theo lệ này, ở Thủy Dương, nhà giàu coi như được giảm thuế, người nghèo khó thực chất bị tăng thuế, do cách chia và nhiều ruộng công như đã trình bày ở trên. Ngoài ra, mức các thứ thuế cứ tăng thêm : lúc thì gia nhị tức tăng 2%, lúc gia ngủ tức tăng 5%, lúc thì gia thập nhị tức tăng 12%. Đến khi tên vua bù nhìn Khải Định làm lể “Tứ tuần đại khánh” (40 tuổi), thì thuế tăng 30%, nhân dân gọi là nạn “trăm gia ba chục”. Nên trong nhân dân đã lưu truyền mấy câu ca :
Ai về âm phủ hỏi Gia Long
Khải Định thằng này phải cháu ông ?
Một lể tứ tuần vui lũ trẻ
Trăm gia ba chục khổ nhà nông.
Các thứ thuế khác như thuế chợ, thuế đò, thuế sát sinh, thuế khai thác lâm sản, thuế rượu, thuế muối .v.v... cứ theo đà mà tăng lên, trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp, phát xít Nhật còn đặt thêm nhiều thứ đóng góp nặng nề khác để bòn rút nhân dân, ném vào cuộc nhiến tranh đế quốc của chúng, làm cho tình cảnh kinh tế của nhân dân nói chung và nhân dân Thủy Dương nối riêng càng thêm bi đát. Đã thế, bọn hương lý còn lợi dụng các thứ thuế và đóng góp để tranh thủ bóp nặn của dân làm giàu riêng.
Tóm lại, tô, thuế, nợ, lãi đã giam hãm người nông dân Thủy Dương trong kiếp sống cùng cực và đã tàn phá xóm làng rất ghê gớm. Bao gia đình đang yên lành bổng tan nát vì tô, thuế, nợ nần. Như gia đình ông bà Chiêm, vì không trả được nợ, đã bị mụ địa chủ me Tây bắt giam và cho chó Becgiê cắn xé rách nát cả da thịt, đến khi anh con trai bán hết vườn tược trả đủ nợ, ông bà mới thoát chết
.
*
* *
Từ xưa, nhân dân Thủy Dương đã sống trong những phong tục thuần hậu của người xứ Thuận Hóa, sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn đã ghi “ Đất ấy đứng đầu mọi cái tốt, phong khí ngày một mở mang, quê kệch biến thành văn minh, đoàn tụ gây nên thân mật, nhân dân đông đúc, tập tục thuần hậu : Sĩ phu chăm học, dân thứ siêng năng cày cấy. Tết Nguyên Đán gái trai già trẻ đều mặc đẹp, trước hết đi bái yết Từ đường, sau đó mừng tuổi người gia trưởng. Trong ba ngày Tết, bạn bè đi lại thăm hỏi, chúc mừng lẫn nhau. Tiết Đoan ngọ dùng bánh ú và dưa hấu cúng tổ tiên, hái lá làm chè gọüi là lá mùng năm. Tháng bảy, đốt đồ mã cúng tổ tiên; ngày trừ tịch trồng cây nêu, treo đèn, đốt pháo - Ngày bảy tháng giêng hạ cây nêu. Làng nào cũng có Đình tế lể vào mùa Xuân, mùa Thu. Ngày rằm các tháng giêng, tháng bảy, tháng mười, gọi là “Tam nguyên”, các nhà đều cúng tổ tiên, phong tục gần giống như thời cổ...” .
Phong tục cúng tổ tiên rất đậm nét và được coi là vô cùng thiêng liêng. Bàn thờ cúng tổ tiên được lập ở nơi trang trọng nhất trong nhà, mọi người tới đó phải giữ gìn ý tứ, nhân dân còn cúng tổ tiên ở nhà thờ họ. Ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, nhân dân lể vật đến nhà thờ họ để cúng. Ngoài ra nhân dân còn cúng Thổ thần như là ông Thành Hoàng phù hộ cho cả làng, ở Đình làng và cả ở nhà riêng. Bằng chứng là ở Thủy Dương, Đình làng và hệ thống 12 nhà thờ họ được xây cất rất đồ sộ. Đình Thủy Dương được xây cất ở một khu đất rộng, cao ráo và đẹp đẽ ở giữa làng Thanh Thủy Thượng. Đình, nhà bia, Miếu đều xây dưới những boúng cây cổ thụ. Trước ngôi đình là một con hói lớn, bằng sự phối trí ấy trước khu Đình làng làm cho nó vừa có vẻ đẹp hấp dẫn của một nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng, vừa có vẻ cổ kính, thiêng liêng, dể gây nên ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ cho con người trong và sau những ngày lể, ngày hội ở Đình làng. Các nhà thờ họ ở Thủy Dương đều xây cất đồ sộ và đều theo lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm.
Cùng với Đình làng, 12 nhà thờ họ ở Thủy Dương đều xây cất như thế, biểu hiện một đặc trưng văn hóa của Thủy Dương. Gắn với hệ thống này là sinh hoạt dân làng, sinh hoạt dòng họ được duy trì chặt chẽ, biểu hiện tình cảm sâu nặng giữa những người cùng làng, cùng họ. Mỗi thành viên trong làng, trong họ đều tìm thấy ở làng, ở họ một chổ dựa tinh thần rất mạnh cho mình. Tình cảm ấy tạo ra một không khí đầm ấm, hài hòa của đời sống nông thôn Thủy Dương. Những người cùng làng, cùng họ sống với nhau theo quan hệ “tối lửa tắt đèn có nhau”, giúp nhau trong mọi công việc như ma chay, cưới xin, giổ chạp, cho đến việc đồng áng nặng nhọc, làm cho cộng đồng làng - họ càng được siết chặt. Đến khi được Đảng Cộng sản lãnh đạo, tình cảm ấy, tinh thần cộng đồng ấy đã phát triển thành tình cảm cách mạng, tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa mọi người trong phong trào cách mạng. Tình hình ấy đã trở thành một nét truyền thống tốt đẹp của Thủy Dương.
Ngoài truyền thống đoàn kết, cộng đồng yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong đời sống, trong lịch sử, có một thời kỳ dài, xứ Thuận Hóa là một miền biên viễn phía Nam của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, đã trực tiếp đương đầu với các thế lực xâm lược từ phương Nam hầu như thường trực muốn xâm lược nước ta, trong tình hình ấy, nhân dân Thủy Dương là một bộ phận của nhân dân xứ Thuận Hóa, đã kết tinh thêm một truyền thống tốt đẹp nữa là truyền thống đoàn kết và anh dũng chống ngoại xâm một cách có hiệu quả bảo vệ vững chắc biên thùy phía Nam của Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, sách “Phủ biên tạp lục” của nhà bác học vĩ đại Lê Quý Đôn, viết hồi thế kỷ XVIII đã cho ta biết lời ban khen của Vua Lê Nhân Tông đối với nhân dân Thuận Hóa (trong đó có nhân dân Thủy Dương) vào năm 1444 như sau : “ Châu các người tiếp giáp Chiêm Thành, nhiều lần bị cướp bóc, ông cha các người đã biết hết sức đánh giữ, giữ vững biên thùy. Đến khi Thái Tổ Cao Hoàng đế ta mới dựng nước, nghĩ các người hết lòng chống giữ, trước sau như một, đời đời giữ trung nghĩa, nên đã ban cho ân tước. Vừa rồi Vua Chiêm đem quân và voi đến đánh vây, bấy giờ, viện binh chưa đến, sự thế nguy cấp, bọn các người lại hăng hái theo mệnh, đánh không tiếc mình, xông vào chổ vạn tử, lấy một địch muôn, cuối cùng đánh được giặc mạnh, giữ được cổ thành, khiến cho oai Vua lừng lẩy phương xa, đều là sức của bọn các người cả” .
Ngoài những truyền thống tốt đẹp trên, một bộ phận lớn nhân dân Thủy Dương tin theo Đạo Phật, đi lể chùa Thanh Quang hoặc tu tại gia, theo giáo lý “Nhân ái” của Đạo Phật, đối với công cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thống trị đế quốc và phong kiến, giải phóng cho dân tộc và nhân dân lao động, nhân dân Thủy Dương có một tình cảm cưu mang và đồng tình sâu sắc. Chính vì thế mà trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Thanh Quang đã trở thành một cơ sở vững vàng của Cách mạng.
Trong những thời kỳ nước ta bị đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ chiếm trị, chúng đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc chà đạp, xuyên tạc thuần phong mỹ tục và những truyền thống tốt đẹp nói trên của nhân dân Thuận hóa và Thủy Dương, nhằm phá vỡ tinh thần dân tộc và khối đoàn kết của nhân dân ở đây, nhưng chúng đều đã thất bại.
*
* *
Dưới chế độ củ, ngoài việc bóc lột tận xương tủy đối với nhân dân, bọn đế quốc và phong kiến tay sai đã thống trị và trói buộc nhân dân Thủy Dương rất nghẹt thở. Chúng thiết lập một bộ máy thống trị và khống chế nhân dân bao gồm một Hội đồng gồm những kỳ hào, kỳ mục và một hệ thống lý hương thừa hành răm rắp các quyết định của Hội đồng hào mục và của chính quyền đế quốc phong kiến cấp trên. Đứng đầu bọn lý hương ấy là lý trưởng điều hành mọi việc của làng. Giúp việc lý trưởng có phó lý rồi tới “ngũ hương” :
-Hương bôn (còn gọi là kháng thủ) coi giữ việc tài chính.
-Hương bộ : Coi giữ đất đai và địa bộ của làng. Giúp hương bộ có bá bộ chuyên việc đo đạc ruộng đất cho dân, nên nhiều khi có thể tác oai, tác quái đối với dân làng.
-Hương kiểm : Trông coi việc an ninh, trật tự trong làng. Giúp việc hương kiểm có xã tuần, (tức là trương tuần) và tuần phiên.
-Hương mục : Trông coi việc đường sá cầu cống trong làng.
-Hương dịch : Trông coi việc liên lạc trong làng và với chính quyền nhà nước.
Dưới ngũ hương còn có những tay chân thừa hành những việc rất chi li trong làng và các trưởng xóm, trưởng ấp, xâu, trùm.v.v... Tất cả bọn chúng hợp thành bộ máy thống trị, áp bức rất nghẹt thở đối với nhân dân.
Còn người dân thì bị chia thành nhiều hạng :
Hạng thứ nhất gọi là dân hàng xã, tức là dân chính cư, có nguồn gốc lâu đời ở Thủy Dương. Bộ phận dân này được họp hành và có quyền ăn nói ở Đình làng và tham gia bàn việc làng khi cần thiết; được tham gia bầu cử các chức việc trong làng và được hưởng khẩu phần ruộng đất công. Trên thực tế, ở Thủy Dương chỉ có nam giới từ 18 tuổi trở lên ở 3 làng Thanh Thủy thượng, Dương Phẩm, Thanh Dạ được coi là dân hàng xã. Họ có nghĩa vụ với làng xã do lệ làng quy định.
Hạng thứ hai là dân ngụ cư, tức là dân mới đến ở Thủy Dương mới hai, ba đời. Dân ngụ cư không được hưởng chút quyền lợi nào, bị phân biệt đối xữ khắt khe như không được làm nhà sâu trong 3 làng Thanh Thủy Thượng, Dương Phẩm, Thanh Dạ, mà chỉ làm nhà ngoài rìa làng hay ở Xuân Sơn, Phường Chánh, không được dự sinh hoạt ở Đình làng, không được bầu cử hội đồng làng, không được hưởng ruộng đất công.v.v... Nhưng lại phải làm mọi nghĩa vụ đối với làng. Sự phân biệt vô lý ấy kéo dài mãi đến Cách mạng Tháng Tám.
Bọn đế quốc, phong kiến duy trì và khuyến khích tất cả các hủ tục và các tệ nạn xã hội để đầu độc nhân dân như mê tín dị đoan, ma chay đồng bóng, rượu chè cờ bạc và cúng tế liên miên (Tế Thành hoàng, Tế Thần nông, Tế Ấp, xóm, cúng ma tà.v.v...). các loại cúng tế, lể quanh năm đã kìm hãm đời sống tinh thần của người dân trong vòng nô lệ của những thánh thần, làm mai một ý chí phản kháng và đấu tranh của họ. Mỗi lần cúng tế lể như vậy, bọn chức sắc, quan viên tha hồ chè chén và chia phần với nhau, mà những xích mích hiềm thù lẫn nhau giữa người dân làng cũng dể sinh ra từ tệ chè chén và chia phần xôi thịt ấy.
Các hình thức giỗ, chạp, cưới hỏi, khao vọng cũng là những cái tệ làm khổ người nghèo, vì lệ làng khuyến khích và bắt buộc phải làm thật đình đám để mời quan, mời họ, mời làng. Nhà có đã đành, nhà không có cũng phải đi vay đi mượn để làm cho to.
Vì thế mà có gia đình sau cưới hỏi, làm ma, làm giổ phải nai lưng ra trả nợ quanh năm và cả đời. Nhiều thanh niên nghèo vì thế mà không lấy được vợ, khi Cách mạng thành công mới thoát khỏi tình trạng ấy.
Tệ phân biệt đối xữ với phụ nữ cũng rất nặng nề. Họ bị coi là hoàn toàn phụ thuộc vào chồng con. Có nhiều con mà không có con trai vẫn coi là tuyệt tự. Người tuyệt tự mà chết thì con gái không được hưởng tài sản để lại mà do dòng họ quản lý để lo việc thờ cúng. Con gái không được dự chia tài sản của cha mẹ để lại.
Không ai chăm lo đến đời sống văn hóa của nhân dân. Ở xã không có trường học nào, nên đại đa số nhân dân và con em họ dốt nát, chỉ có con em một số gia đình khá giả đi học ở trường huyện.
Công tác y tế hầu như không có. Dân không được phòng bệnh, đau ốm không có thuốc, sống chết là nhờ “Trời”. Hiện tượng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, trẻ em chết yểu rất nhiều. Đặc biệt mỗi khi có bệnh dịch thì tai họa giáng xuống hàng trăm người trong thời gian ngắn.
Nhưng khổ nhất đối với người dân Thủy Dương là nạn đói. Đói triền miên đời này qua đời khác. Nhất là nạn đói dưới thời Pháp - Nhật thuộc cuối năm 1944 đầu năm 1945. Bọn Pháp, Nhật tiến hành thu thóc tạ, dùng mọi thủ đoạn vơ vét hết thóc trong nhân dân, chở về kho Động Phèn ở gần Phú Bài cất giữ. Có gia đình không có đủ thóc nộp, chúng bắt chủ gia đình ra Đình làng cùm 2 chân và kẹp 10 ngón tay cho đến dập xương, bật máu ra mới thôi. Vì thế mà nhân dân thiếu đói. Nhiều gia đình phải bữa rau bữa cháo. Nhiều gia đình phải ăn củ chuối, giã cây xương rồng lấy bột khuấy cháo. Nhiều người đói từ ngoài Bắc trên đường kiếm sống, đã rũ vào Thủy Dương xin ăn, nhưng chính nhân dân Thủy Dương cũng đang đói, nên dù rộng lòng thương cảm nhưng vẫn chỉ giúp được ít rau, ít cám hay củ chuối để họ chia nhau ăn cho đở cơn đói cồn cào, rồi họ lại ra đi, trong đó có người chỉ đến chợ Hôm, chợ Mai ở Thủy Dương là chết. Có lúc qua đêm đến sáng là có tới 15 người chết đói ở đây, tuần phiên của làng phải vội vã lôi họ đi chôn, không một mãnh vải liệm, không một người thân. Có cảnh chết đói rất thương tâm : cả hai mẹ con đều chết và miệng con đang còn ngậm vú mẹ. Có gia đình đánh cá trên sông Lợi nông, cả nhà đều chết đói trên chiếc thuyền rách nát, và thế là người đói đi chôn người chết đói.
Cái đói đi liền với cái rách. Trẻ con thì ở lổ, người lớn thì áo quần rách bươm, hoặc vá chằng vá đụp, vì làm lụng quanh năm, nộp tô, nộp thuế, trả nợ, nộp thóc tạ đã hết sạch, có đâu mà mua quần áo mới.
Khổ cực quá, có người đã bỏ làng ra đi, có người đã vào đồn điền ở Nam bộ để kiếm ăn, nhưng ở đây, ngoài “ma thiêng nước độc” ra, vũng bị bóc lột rất tàn bạo. Vì thế, có anh con trai họ Phùng của Thuỷ Dương đã đến đây làm rồi, lại phải bỏ trốn. Bọn chủ bắt được đã cạo trọc tóc, sơn dầu và hành hạ đến chết.
Nghịch cảnh là trong khi dân chết đói thê thảm thì kho thóc của Pháp Nhật ở Động Phèn đầy ăm ắp vẫn đóng kín mít. Chúng không hề nghĩ gì đến việc cứu giúp dân, dù chỉ là để mị dân thôi. Còn bọn địa chủ, bọn quan viên chức sắc tay sai của Pháp - Nhật trong xã hội sống nhàn hạ và thừa thải, vì chúng lợi dụng cảnh thiếu đói mà làm giàu, mà tăng cường bòn rút của nhân dân, như mua rẽ, cho vay nặng lãi, bắt gán nợ, đầu cơ tích trữ, hay thuê người ở, mướn người làm một cách rẻ mạt. Chúng sống phè phởn, cờ bạc, rượu chè, hút xách, cô đầu lu bù. Có kẻ dựa vào thế của giặc Pháp - Nhật mà làm điều càn bậy, ức hiếp dân lành, như trường hợp mụ địa chủ me Tây đã ức hiếp ông bà Chiêm đã nêu ở trên.
Chưa bao giờ người nông dân Thủy Dương bị chà đạp bởi trăm cái khổ như trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ hai. Từ nghịch cảnh của cuộc sống trên đây mà mâu thuẩn giai cấp, mâu thuẩn xã hội ở Thủy Dương ngày càng sâu sắc. Từ nổi đau đớn ê chề của cuộc đời nô lệ, dân Thủy Dương căm ghét đến tận xương tủy đối với bọn đế quốc, ghét cay ghét đắng bọn người ngày ngày cứ tụ tập ở nhà ông Từ coi Đình làng để chè chén, hút xách, bài bạc, rượu thịt no xong rồi lại réo chửi nhau ầm ỉ.
Người ta ghét cay ghét đắng bọn người đi qua xã về Trường Cù ăn chơi đĩ điếm, càng căm ghét hơn những tên thực dân thỉnh thoảng qua lại trên địa bàn của xã để diễu võ dương oai.
Người ta muốn tiêu diệt, muốn quét sạch hết bè lũ chúng đi và khao khát cuộc sống độc lập, tự do. Vì thế, khi làn sóng cách mạng tràn tới Thủy Dương, dân Thủy Dương trăm người như một, nhất tề đứng dậy giành độc lập tự do cho Tổ quốc và giành lấy quyền sống cho mình.
Tóm lại, Thủy Dương là một xã có điều kiện thuận lợi, nhân dân Thủy Dương chất phát, hồn hậu, giàu lòng nhân ái, yêu thương đùm bọc nhau trong làng xóm quê hương, đồng thời rất cần cù trong lao động, quanh năm gắn bó với đồng ruộng, một nắng hai sương làm ra hạt thóc vàng nuôi mình và góp phần nuôi xã hội. Trong lịch sử của mình, nhân dân Thủy Dương cùng với nhân dân Thuận Hóa nói chung, có truyền thống đoàn kết anh dũng chống ngoại xâm một cách kiên cường, như lời ban khen của Vua Lê Nhân Tông năm 1444 trên kia đã ghi lại.
Nhưng dưới thời phong kiến, đế quốc, mọi thuần phong, mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Thủy Dương đều bị chà đạp. Người dân bị giam hãm trong cuộc sống bần cùng, đói rét và dốt nát. Hàng trăm cái khổ đè nặng lên người dân lành. Lưỡi gươm ác nghiệt của “thần đói rét” luôn đe dọa sự sống còn của nhân dân Thủy Dương.
Thương vận nước, xót phận mình, nhân dân Thủy Dương đã nung nấu một ý chí vùng lên mạnh mẽ để quét sạch quân thù, giải phóng cho mình. Vì thế, khi được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Thủy Dương đã nhất quyết một lòng đi theo Đảng để góp phần giành lấy Độc lập, tự do.
(Còn nữa)
Trích: Lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng xã Thủy Dương (1925-1985)
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 2-2008