Tìm kiếm tin tức
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Chương V
Ngày cập nhật 30/01/2014

Thủy Dương đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

          Với chiến thắng lịch sử Điện Biện Phủ, ta có cơ sở sức mạnh để đấu tranh  ngoại giao thắng lợi ở Giơ-ne-vơ. Ngày 20-7-1954. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương  được ký kết trên cơ sở thực dân Pháp công nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm thời chia làm hai miền, lấy Vỹ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, để hai bên chuyển quân tập kết, cách ly quân đội : miền Bắc thuộc về lực lượng  cách mạng Việt Nam, miền Nam  thuộc về lực lượng Liên hiệp Pháp tập kết. Sau hai năm, nhà đương cục hai miền phải tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước bằng phương pháp hòa bình v. v...
Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam lập nên chính quyền tay sai Mỹ, tìm cách hất cẳng Pháp và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự xâm lược - pháo đài chống chủ nghĩa Cộng  sản ở Đông Nam Á, bàn đạp tấn công xâm chiếm luôn miền Bắc.
Vì thế nhân dân miền Nam còn phải tiếp tục đấu tranh trong điều kiện chống tên đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất phe đế quốc chủ nghĩa, lại có chiến lược toàn cầu phản cách mạng rất phản động, là đế quốc Mỹ. Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng ác liệt, gay go, gian khổ để bảo vệ  Độc lập-Tự do và phẩm giá của dân tộc.
Thủy Dương lúc ấy thuộc về miền Nam nên  nhân dân xã  nhà đã cùng với nhân dân miền Nam phát huy những truyền thống sẵn có của chín năm chống Pháp, viết nên trang sử mới, trang sử chống Mỹ oai hùng của xã.
I/Thủy Dương đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, chống chiếm lược “chiến tranh một phía” của Mỹ-ngụy (1954-1960) :
Bước  vào giai đoạn đấu tranh này, với những đặc điểm ban đầu khá đặc biệt.
Một là Thủy Dương có truyền thống vẽ vang, có phong trào chống Pháp ,  nhất là chiến tranh du kích rất mạnh, rất điển  hình cho vùng nông  thôn tạm  bị chiếm  ở Liên khu 4 trong kháng chiến chống Pháp, do đó đã tích lũy một số kinh nghiệm đấu tranh chính trị  với địch, trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân khá cao.
Thứ hai là: Sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong kháng chiến đã có chiều sâu và rộng, mối liên hệ giũa Đảng và nhân dân khá mật thiết, đảng viên đã có một số kinh nghiệm về lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Thứ ba là: Thủy Dương nằm cả hai bên đường  sắt và đường bộ thiên lý Bắc-Nam, ở cửa ngỏ phía Nam của thành phố Huế, thành phố lớn thứ ba ở miền Nam, trung tâm chính trị văn hóa ở miền Trung của Mỹ - ngụy, Xã lại ở giữa tiểu khu quân sự-hành chính Thừa Thiên và căn cứ quân sự Phú Bài, sở chỉ huy Quân đoàn 1 và vùng 1 chiến thuật của Mỹ-ngụy. Thủy Dương lại có đồng bằng nối liền với đồng bằng của Huyện, trãi dài ra vùng đầm phá ven biển Đông, lại có núi nối liền với Trường  Sơn nam hùng vĩ. Vì vậy, Thủy Dương là ngã ba vùng chiến lược: đồng bằng- rừng núi-đô thị. Đối với cả ta và địch, Thủy Dương đều có tính chất là một bàn đạp. Địch muốn chiếm Thủy Dương để kiểm soát và ngăn  chặn lực lượng của ta vào thành phố và ngược lại. Ta quyết đứng chân ở Thủy Dương để làm bàn đạp tấn công vào thành phố Huế. Vì vậy, giữa ta và địch sẽ tranh  chấp quyết liệt với hình thức này hay hình thức khác .
Những đặc điểm trên ảnh hưởng nhiều đến phong trào cách mạng của Thủy Dương, quy định tính chất gay gắt-quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh cho những mục tiêu Độc lập, Tự do, giải phóng và thống nhất nước nhà của nhân dân ở đây.
1) Những âm mưu và thủ đoạn đàn áp của địch đối với Thủy Dương:
Mỹ - Diệm biết rõ Thủy Dương có truyền thống đấu tranh cách mạng tốt đẹp và là nơi có phong trào chiến tranh du kích  phát triển mạnh, điển hình trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nên chúng quyết bôi đen  truyền thống vẽ vang ấy của Thủy Dương, coi đây là trọng điểm  đàn áp khủng bố của chúng, hòng làm trống cơ sở cách mạng, đồng thời xây dựng đây thành xã an toàn “kiểu mẫu”, thành “pháo đài” của thực dân kiểu mới ở nông thôn Thừa Thiên - Huế và đảm bảo an ninh cho thành phố Huế.
Để thực hiện âm mưu nói trên, chúng tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp và thủ đoạn vừa dã man vừa xảo quyệt.
Về chính trị, chúng chia xã Hồng Thủy trong kháng chiến chống Pháp thành xã Thủy Thanh và Thủy Dương, Thủy An...vừa bằng bạo lực,vừa bằng xuyên tạc, nói xấu và lôi kéo - mua chuộc nhân dân. Cuối năm 1954 Ngô Đình  Diệm  bắt tay xây dựng chính quyền cơ sở của chúng. Ở Thủy Dương, Diệm  đưa bọn con cháu các phần tử phản cách mạng ra lập ngụy quyền, như bọn Lê Bá Cấp, Nguyễn Diên Kiếm, Phạm Tửu, Ngô Khôi, Ngô Vạt, Lê viết Điền .v.v...chúng lại chọn trong bọn ấy, cùng với một số thanh niên không có lý tưởng gì hết, để thành lập một trung đội dân vệ trang bị bằng súng “sắt gơn” tức là loại súng săn thú lớn, mỗi viên đạn có 12 viên bi nhỏ, nên có vùng sát thương rộng (ở phương tây, loại súng này đã bị cấm dùng trong chiến tranh).
    Bước sang năm 1955, chúng cho là chính quyền cơ sở của chúng đã giữ vững, nên bắt đầu thực hiện các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”. Các Đảng viên, người kháng chiến cũ, hội viên các đoàn thể cách mạng trước đây, những gia đình có người đi tập kết hay đổi vùng hoạt động, những người có đóng góp cho kháng chiến.v.v...hàng ngày phải tập trung đến đình Thần Phù (xã Thủy Châu) để học tập, thực chất là để nghe chúng nói xấu Cộng sản và kháng chiến, truy bức tư tưởng và buộc phải tố giác lẫn nhau.v.v...Trong quá trình đó, chúng theo dõi thái độ tư tưởng của từng người để phân loại thành các đối tượng khác nhau và có kế hoạch đánh phá một cách thích hợp. Những kẻ hèn nhát, phản bội chúng lôi kéo làm chỉ điểm. Những người giữ vững lòng trung thành với cách mạng, chúng xếp vào loại “nguy hiểm”, “ngoan cố “ và đưa đi tập trung ở các “quy khu” (tức trại giam). Chúng triệt để “dùng dân phá dân”, “dùng dân diệt cộng”, “dùng cộng diệt cộng”, bằng cách tập trung các phần tử hèn nhát, phản bội đầu hàng tại đình Thanh Thủy Thượng để làm lễ “tuyên thệ”, ly khai Cộng sản, ly dị chồng, con, em đi tập kết và  “quy thuận chính nghĩa quốc gia”, hòng hạ uy thế của cách mạng trước con mắt của nhân dân. Rồi chúng lại lập “ngũ gia liên bảo”, cứ năm gia đình làm một nhóm theo dõi, giám sát lẫn nhau.
Những thủ đoạn trên của Mỹ Diệm đã gây một không khí căng thẳng, ngột ngạt ngờ vực lẫn nhau trong từng gia đình, họ mạc và thôn xóm.
Điều đáng chú ý là, mặc dầu chống Cộng sản trong xương tủy, nhưng Diệm lại hoàn toàn bắt chước Đảng Cộng sản về việc tổ chức hệ thống đoàn thể phản cách mạng của y. Do đó Diệm đã thành lập “Cần lao nhân vị” (đảng lãnh đạo), “Đoàn Thanh niên cộng hòa” (cánh tay và đội hậu bị), “Phong trào cách mạng quốc gia” (mặt trận), “Phong trào phụ nữ liên đới”.v.v...
Đến đầu năm 1957, thấy tình hình của chúng có vẻ yên yên, Diệm cho thực hiện chính sách “cải cách điền địa”. Thực chất thực hiện chính sách này là nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng Tháng Tám và kháng chiến về mặt kinh tế bằng cách thu hồi hết ruộng đất lại, trích phần cho các làng, họ.v.v...để dùng vào việc cúng, tế...còn lại đem chia cho dân chính cư từ 15 tuổi lên dù còn ở trong làng hay đi khỏi làng (nhưng không phải là đi tập kết ra Bắc hay đi hoạt động cách mạng). Bằng cách chia ruộng theo kiểu ấy, bọn đại diện chính quyền Diệm ở xã Thủy Dương đã tìm đủ mọi cách man khai để trở thành tầng lớp địa chủ rất phản động làm cơ sở phản động cho chính quyền tay sai Mỹ và cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.
Tất cả các âm mưu, thủ đoạn dã man - tàn bạo và thâm độc nói trên của Mỹ Diệm, đặt cách mạng Thủy Dương đứng trước thử thách lớn, rất ác liệt.
2) Chủ trương và hoạt động của cách mạng ở Thủy Dương từ 1954-1960 :
Sau hiệp định Giơ -ne-vơ, trên toàn miền Nam, ta chủ trương dựa vào cơ sở pháp lý của Hiệp định để đấu tranh buộc địch thi hành nghiêm chỉnh những vấn đề như tôn trọng tự do - dân chủ của nhân dân, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử với miền Bắc, để tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà, chống đàn áp - khủng bố những người kháng chiến cũ v.v...Hình thức chủ yếu là đấu tranh chính trị.
Ở Thủy Dương lúc này phần đông cán bộ, Đảng viên phải đổi vùng để tránh đòn khủng bố của địch, hoặc đi tập kết ra Bắc. Số Đảng viên còn lại được tổ chức thành những chi bộ nhỏ ở từng thôn và chuyển sang lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với kẻ địch, đòi chúng thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơ-ne-vơ, khôi phục đời sống bình thường sau chiến tranh như : giúp nhân dân đang bị đói kém, tiến hành công tác đắp đập, đào mương để nhân dân có điều kiện sản xuất nông nghiệp, tôn trọng quyền tự do đi lại làm ăn, buôn bán giữa các vùng, đòi mở lại chợ Mai.v.v..
Cụ thể là nhân dân Thủy Dương được chi bộ lãnh đạo làm những việc sau đây :
 Một là đã quyên góp được 7 tạ gạo đem giúp nhân Phú Vang đang bị đói kém.
 Hai là kéo lên Huế tham gia cuộc đấu tranh buộc chính quyền Diệm phải đắp đập Thuận An ngăn mặn để bảo vệ đồng ruộng khỏi bị nhiễm mặn.
 Ba là, ngày 20-7-1955, nhân kỷ niệm một năm ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân đã kéo lên huyện Hương Thủy tham gia đấu tranh đòi chính quyền phải tôn trọng tự do dân chủ của nhân dân, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thồng nhất đất nước v.v...Tên quận trưởng Hương Thủy Tống Viết Văn phải hứa tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân và chuyển nguyện vọng của dân lên cấp trên của y.
Trong khi ấy, các em thiếu nhi được chú ý tổ chức sinh hoạt múa hát tập thể. Nhiều lần các em vẫn hát bài  “Nhanh bước nhanh nhi đồng, theo cờ đỏ sao vàng...” có tác dụng nhắc nhở nhân dân hướng về cách mạng.v.v...
Tất cả các hoạt động nói trên của nhân dân trong xã, vẫn được sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là của đồng chí Trương Hòa, đồng chí Trác, đồng chí Sa...
Nhưng bước vào năm 1956, sau một loạt chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của địch, quần chúng bị phân hóa và hoang mang; tổ chức Đảng tan vỡ, một số đồng chí bị bắt bớ, giam cầm, bị đánh đập dã man; một số trở nên an phận thủ thường lui về nhà với vợ con lo làm ăn, một số đồng chí bị truy bức thấy khó giữ được khí tiết đã tự tử để giữ được trong sạch...đồng chí Hòa, đồng chí Trác thoát được, tìm đường ra miền Bắc, đồng chí Sa tìm cách đổi vùng hoạt động.
Đứng trước thử thách ấy của cách mạng, nói chung đa số nhân dân vẫn trông chờ sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1958, Huyện ủy Hương Thủy đã quyết định thành lập ban xã ủy Dương Thanh (Thủy Dương + Thủy Thanh) để lãnh đạo phong trào cách mạng của 2 xã. Riêng Thủy Dương có một chi bộ gồm ba đồng chí Ngô Tá Quỳ, Lê Thị Vững, Nguyễn Thị Sa, các đồng chí bám trụ ở hai hầm bí mật: một ở nhà đồng chí Vững, một ở rẫy ông Viên Ngào để hoạt động. Các gia đình cơ sở trung kiên đã che dấu, nuôi dưỡng bảo vệ an toàn cho tổ chức Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng của xã đi lên.
Để chắp nối lại đường dây liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, các đồng chí ta đã sáng tác những câu hò kín đáo ý nhị để gửi gắm đến nhân dân lòng chung thủy của Đảng với dân, đồng thời lại là một câu hỏi đối với nhân dân Thủy Dương:
“Rượu đổ vô bầu là bầu rượu đổ
Anh thương em tận cổ chí kim
Biết răng chừ đã nối vông chìm
Muối chua, chanh mặn, ớt ngọt, đường cay    
Sông Ngân Hà khô cạn
Mới biết người thủy chung !”
Nhận biết tiếng nói của Đảng, của cách mạng gưỉ gắm đến mình, nhân dân đã đáp lại:
“ Rượu đổ vô bầu là bầu rượu đổ
Em thương anh tận cổ chí kim
Tới khi mô đá nỗi vông chìm
Muối chua, chanh mặn, ớt ngọt, gừng cay
Sông Ngân Hà khô cạn
Mới biết lòng người thủy chung”.
Nhìn chung từ năm 1954 đến năm 1960, cách mạng Thủy Dương gặp nhiều khó khăn; kẻ địch khủng bố, đánh phá khốc liệt làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, có lúc thiếu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, đã tạm thời lắng xuống , nhưng Đảng vẫn bám chắc vào dân, dân vẫn trông chờ và tin tưởng ở Đảng, đồng thời sự căm thù của nhân dân đối với kẻ địch ngày càng chồng chất. Đó là thất bại cơ bản về mặt chính trị của địch là thắng lợi của ta. Mỹ - Diệm có thể kìm kẹp - giam hãm -hành hạ thể xác nhân dân Thủy Dương nhưng chúng không thể nào kìm kẹp, giam hãm trái tim của nhân dân ở đây hướng về Đảng, trông mong sự lãnh đạo của Đảng.
Trong khi đó thì chính tội ác tột đỉnh của Mỹ -Diệm đã dồn nhân dân miền Nam, nhân dân Trị -Thiên -Huế vào chỗ không còn con đường nào khác ngoài con đường phải cầm vũ khí đứng lên “Đồng khởi” tiến công vào chúng để giành lấy cuộc sống. Hòa nhịp với phong trào “Đồng khởi” ở Trà Bồng, ở Bến Tre và khắp miền Nam, năm 1960 nhân dân miền Tây Trị -Thiên cũng đứng lên tiến công kẻ địch làm thất  bại chiến lược ”chiến tranh một phía” của Mỹ -Diệm.
Đó là những điều kiện để phong trào cách mạng của nhân dân Thủy Dương tiến lên giai đoạn mới.
II/Nhân dân Thủy Dương góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-Ngụy: (1961-1965)
Sau thất bại trong “chiến tranh một phía” trên toàn miền Nam, với các kế hoạch Stalây-Tay-lo và Giônxơn,  Mắc - Na Ma Ra, đế quốc Mỹ chuyên sang thực hiện “chiến tranh đặc biệt”, một kiểu chiến tranh phù hợp với chủ nghĩa thực dân dấu mặt của chúng. Chúng tăng cường dồn quân bắt lính, dồn dân lập ấp chiến lược để thực hiện “tát nước bắt cá” kìm kẹp nhân dân, dùng quân ngụy làm công cụ chiến tranh theo kế hoạch chiến tranh và dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ.
Ở Thủy Dương chúng thực hiện “chiến tranh đặc biệt” bằng các thủ đoạn sau đây:
Một là dụ dỗ, mua chuộc hoặc cưỡng bức và cái gọi là “thanh niên bảo vệ hương thôn” huấn luyện quân sự cho số thanh niên này, trên cơ sở đó mà tăng cường lực lượng dân vệ, trang bị cho dân vệ cả những súng bắn nhanh, tăng cường canh gác và tuần tra trong làng xóm để kiểm soát nhân dân và khống chế hoạt động của cán bộ, Đảng viên trên địa bàn của xã.
Hai là chúng bắt dân góp hàng vạn cây tre và hàng vạn ngày công để rào làng, lập “ấp chiến lược”. Ở Thủy Dương  “ấp chiến lược” được xây dựng như sau: xung quanh là một hàng rào rất dày, chạy dọc theo ngoài hàng rào là chông tre tua tủa, dày đặc và rất nhiều hầm chông ở dưới có bàn chông sắt nhọn, có ngạnh. Hầm được ngụy trang kín đáo. Đêm đến, chúng còn cho gài mìn, treo lựu đạn không an toàn vào hàng rào xung quanh ấp. Ngoài ra, trên các tuyến đường từ ngoài xóm núi đi vào làng, đêm xuống chúng cho gài một hệ thống bẩy chông, tức là những thanh tre ở một đầu có nhiều đinh nhọn, dùng dây kéo cong thanh tre lại, có chốt cài vào các bụi tre hai bên đường, khi ngưòi đi vướng vào dây, chốt bị trượt, thanh tre sẽ bật ra đập vào bụng, vào lưng hay vào ngực gây thương vong.
Tất cả dân đều bị chúng gom vào sống trong vòng rào của ấp, hàng ngày chỉ được ra khỏi làng để ra ruộng hay lên rẫy để sản xuất từ 7 giờ sáng đến 4 giờ rưỡi chiều. Ngoài thờì gian ấy tất cả mọi người phải có mặt trong ấp. Chúng chỉ chừa 4 cổng để ra ruộng, 4 cổng để lên rẫy.
Thứ ba là, biện pháp kìm kẹp gắt gao ấy sẽ đưa đến hậu quả ruộng rẫy không cày cấy kịp thời, nhân dân sẽ lâm vào nạn đói. Lúc ấy chúng vừa cho tay chân di tuyên truyền -lừa bịp nhân dân “Theo cha (cha đạo) có nhà để ở theo đạo có gạo mà ăn” vừa tung gạo “viện trợ” Mỹ ra để nói là “cứu vớt” dân, rồi ép dân theo đạo Thiên chúa.
Ngoài ra chúng còn vu cáo cho một số người là Cộng sản rồi bắt lên giam ở lao Thừa phủ, sau đó ra điều kiện: nếu theo đạo Thiên chúa được cho về. Hoặc chúng bắt người trưởng họ thuyết phục con cháu theo đạo, ai không làm thế, chúng sẽ đem cho vào bao bố đem dìm chết.
Một khi dân đã theo đạo rồi thì chúng phát gạo cho ăn, cưỡng bức đi lễ nhà thờ hàng tuần, vào trong các buổi nghe thuyết giáo, chỉ toàn nghe những luận điệu nói xấu Cộng sản, bôi nhọ cách mạng, để tách dân ra khỏi con đường cách mạng và nhồi sọ cho nhân dân lòng căm ghét Cộng sản. Bằng cách như vậy mà chúng âm mưu biến Thủy Dương thành “pháo đài” chống Cộng sản.
Tất cả những âm mưu thủ đoạn nói trên của kẻ địch trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đã gây cho phong trào cách mạng ở xã những khó khăn, thử thách rất lớn, buộc cách mạng phải khéo léo, uyển chuyển tìm một con đường, một hình thức phát triễn thích hợp trong điều kiện cụ thể của xã.
2. Chủ trương và hoạt động ở Thủy Dương từ 1961 đến 1965, góp phần đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của địch:
a) Xây dựng cơ sở cách mạng:
Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng  thổi một luồng gió mới, đã đem lại sinh khí và sức lực mới cho toàn bộ phong trào cách mạng miền Nam. Theo nghị quyết 15, Trung ương đã quyết định xây dựng tuyến đường giao liên và tiếp tế cho cách mạng miền Nam và đưa nhiều cán bộ Đảng viên được lựa chọn kỹ về tiếp sức cho phong trào cách mạng toàn miền nói chung và Trị-Thiên nói riêng.
Vì thế bước vào năm 1959-1960, lực lượng lãnh đạo cách mạng ở Trị -Thiên được tăng cường mạnh mẽ. Căn cứ vào nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, hội nghị liên  Tỉnh ủy Quảng Trị-Thừa Thiên đã đề ra những chủ trương quan trọng cho địa phương của mình như sau:
- Chuyển tổ chức vào bí mật.
- Đẩy mạnh tuyên truyền vận động quần chúng, mở đợt thức tình quần chúng với phương pháp dựng lại từng người, từng cơ sở.
- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn lên một bước.
- Tích cực chống địch dồn dân, xây dựng miền núi làm chỗ đứng vững chắc, phát hiện hướng tiến công từ rừng núi về nông thôn và đồng bằng, phá ấp chiến lược, dành dân, dành quyền làm chủ.
-Xây dựng lực lượng vũ trang, đẫy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ ở miền núi v.v...
Trong tình hình trên, nhiều người con ưu tú của Thủy Dương đã tập kết ra Bắc hồi năm 1954, nay lên đường trở lại quê hương để tổ chức và lãnh đạo nhân dân trong Tỉnh, trong Huyện và trong xã đẩy mạnh phong trào cách mạng ở địa phương. Đó là các đồng chí Nguyễn Vạn  (tức Phùng Lưu), Phùng Hữu Yên, Trương Hòa, Lê Bá Qùy, Ngô Hữu Hoạt, Lê Thúc Khôi, đồng chí Ngộ, đồng chí Tràm.v.v...
Đồng chí Nguyễn Vạn tuy làm Bí thư Tỉnh ủy nhưng là người con của Thủy Dương, nhiều lần đồng chí đã về xã góp những ý kiến chỉ đạo cho cán bộ xã.
Đồng chí Phùng Hữu Yên làm Huyện đội trưởng Hương Thủy, nhưng trực tiếp về bám trụ ở Thủy Dương để chỉ đạo lực lượng vũ trang của Huyện.
Đồng chí Trương Hòa, Huyện ủy viên trực tiếp làm Bí thư chi bộ, bám trụ thường xuyên ở xã.
Đầu năm 1960, tại Phường Chánh đã tiến hành một cuộc họp quan trọng của chi bộ Thủy Dương, tham gia cuộc họp có 4 Đảng viên bám trụ cơ sở từ trước và các đồng chí mới ở ngoài Bắc về.
Vận dụng các nghị quyết các tổ chức Đảng cấp trên chi bộ đã vạch ra nhiệm vụ cơ bản của phong trào cách mạng xã Thủy Dương như sau :
- Tích cực vận động nhân dân, xây dựng các cơ sở cách mạng, động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
- Xây dựng hệ thống đường dây giao liên phục vụ cho yêu cầu cách mạng của Tỉnh, thành phố Huế, huyện Hương Thủy và xã nhà.
- Xây dựng đội công tác và nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ để bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ đường dây giao liên, tiến hành chiến tranh du kích, đánh phá ấp chiến lược, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ phải được vận dụng một cách linh hoạt nhằm tiêu hao lực lượng địch, củng cố niềm tin cách mạng cho nhân dân.
Trên là những nhiệm vụ cơ bản lâu dài, còn nhiệm vụ trước mắt là :
1- Khẩn trương vận động, giáo dục và tổ chức nhân dân, coi đó là điều kiện cơ bản quyết định nhất. Kiên trì bám đất bám dân, dựng dậy từng nhà từng người trở thành những cơ sở cách mạng, trên cơ sơ đó mà gây dựng phong trào cách mạng.
2- Tổ chức đội vũ trang tiến  hành  công tác diệt ác,  trừ gian phá  ách  kìm  kẹp của địch, hổ trợ cho nhân dân đấu tranh chính trị.   
3- Xây dựng Xuân Sơn - Phường Chánh và xóm Lò thành căn cứ cách mạng của xã, từ đó hổ trợ cho phong trào của nhân dân đang bị địch dồn vào ở dọc theo đường quốc lộ số 1.
Thực hiện những nghị quyết trên đây, đội công tác Thủy Dương được thành lập gồm 4 đồng chí, trong đó có đồng chí Phùng Hữu Yên, đồng chí Trương Hòa. Các đồng chí đã bắt đầu gây dựng lại phong trào cách mạng của xã bằng cách bám chắc địa bàn Xuân Sơn- Phường Chánh để xây dựng cơ sở cách mạng từ đây lan ra cả xã. Hai ấp Xuân Sơn - Phường Chánh ở sâu trong vùng núi, có 80 gia đình, hầu hết là nông dân nghèo, từ hồi kháng chiến chống Pháp đã là cơ sơ vững chắc của cách mạng. Nay mặc dù bị Mỹ -Diệm o ép, kìm kẹp rất gắt gao, nhưng tấm lòng vẫn luôn luôn hướng về Đảng, về Bác Hồ, về cách mạng mà nuôi dưỡng hy vọng về ngày giải phóng. Vì thế khi được đội công tác móc nối, các gia đình đều tự giác làm những cơ sở bí mật cách mạng, sẵn sàng đào hầm bí mật nuôi dấu cán bộ, làm đầu mối liên lạc nắm tình hình địch, cho đến việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cách mạng.
    Xuân Sơn -Phường Chánh nằm giữa vùng căn cứ cách mạng ở miền núi của ta với vùng đồng bằng Hương Thủy, Phú Vang và ven đô Huế, lại nằm rất gần sở chỉ huy 101 của Mỹ, sau này là sở chỉ huy sư đoàn 1 của quân ngụy, nên nhiều cán bộ lãnh đạo đội quân báo của ta đến bám trụ ở đây để nghiên cứu, nắm tình hình địch. Đoàn cán bộ của Quân khu Trị Thiền gồm các đồng chí Lê Văn Quyên, Phạm Ngân, Nguyễn Đình Giai và đồng chí Hoàng đã về Xuân Sơn- Phường Chánh bám trụ trong một thời gian dài để nắm tình hình địch. Lãnh đạo của Tỉnh, của thành phố Huế như đồng chí Nguyễn Vạn, đồng chí Hoàng Lanh, đồng chí Phan Nam, đồng chí Phú cũng nhiều lần lên ở cơ sở Xuân Sơn -Phường Chánh rồi từ đây vào hoạt động ở thành phố. Cuối năm 1960, Xuân Sơn -Phường Chánh đã nuôi dấu các đồng chí Tràm và Lê Viết Cường. Sau đó, đã làm một chiếc thuyền bằng ni lông có thể gấp lại, mở ra thuận lợi để đưa các đồng chí theo đường sông và hói nước về tăng cường cho phong trào cách mạng xã Thủy Thanh một cách an toàn.
Từ Xuân Sơn - Phường Chánh, ta đã móc nối được với cơ sở Phú Hồ để rồi giới thiệu cho lãnh đạo huyện Phú Vang về đó bám trụ, xây dựng phong trào Phú Vang. Từ đó mà tiến tới giải phóng được 5 xã đầu tiên của huyện Phú Vang.
Ngoài ra, vì vẫn có thể hợp pháp, nên nhân dân Xuân Sơn - Phường Chánh có thể đi tất cả các chợ trong vùng cũng như ở Huế, nhân dân có thể mua lương thực thuốc men và các dụng cụ cần thiết để tiếp tế cho cách mạng. Tính đến ngày giải phóng, nhân dân ở đây đã cung cấp cho cách mạng 50 tấn gạo, hàng tạ thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và nhiều dụng cụ y tế. Những người đi chợ đồng thời cũng làm luôn nhiệm vụ nắm tình hình địch và làm liên lạc giữa các cơ sở cách mạng của ta.
Xuân Sơn -Phường Chánh là căn cứ cách mạng và là bàn đạp quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Thủy Dương.
Đồng thời với việc gây dựng cơ sở Xuân Sơn - Phường Chánh, đội công tác cũng chú ý xây dựng cơ sở ở xóm Lò. Xóm Lò có trên 30 gia đình nông dân ở dọc theo một đoạn sông Lợi Nông, là nơi ngã ba đi đến các xã Dạ Lê, Thủy Thanh và chợ An Cựu (Huế) bằng đường sông và đường bộ một cách thuận lợi. Do đó ta xây dựng ở xóm Lò nhiều gia đình cơ sở cách mạng, làm một đường dây giao liên bằng ghe, thuyền do đồng chí Phùng Thị Thảo phụ trách. Ở đây các đồng chí Lê Bá Quỳ, Nguyễn Thạnh đã bám trụ và xây dựng được tổ chức du kích bí mật gồm 3 đồng chí, do đồng chí Phạm Quang Huy làm tổ trưởng. Lực lượng vũ trang cách mạng đứng chặn ở xóm Lò thì vừa thực hiện được đòn tiến công Thủy Dương, vừa tiến công lên Huế rất thuận lợi.
Từ Phường Chánh - Xuân Sơn và xóm Lò, cơ sở cách mạng lại phát triển vào Thanh Thủy Thượng, nơi bị địch kìm kẹp rất chặt chẽ. Để vào được Thanh Thủy Thượng, đồng chí Phùng Hữu Yên, đồng chí Trương Hòa và hai đồng chí nữa đã kiên trì đào hầm bí mật ở rẩy Việt Ngãi để nắm tình hình. Từ đó đêm đêm, các đồng chí bí mật bò ra gỡ mìn, luồn mình trong hàng rào tre để vào ấp tìm nơi xây dựng cơ sở.
Gia đình đầu tiên được các đồng chí ta chú ý đến trước tiên là gia đình chị Nguyễn Thị Sa, một Đảng viên bí mật liên lạc với tổ chức Đảng. Qua hai đêm vất vả gian khổ, các đồng chí mới đến được nhà chị Sa. Chị Sa gặp lại các đồng chí rất phấn khởi, đon đả chào mời. Nhưng chồng chị là tên Con tỏ vẽ sợ sệt, các đồng chí ta thuyết phục răn đe thế nào hắn cũng không nghe, các đồng chí đành rút ra. Vừa ra khỏi nhà không bao xa thì tên Con giỡ trò đánh mõ báo động, miệng hô lớn “Việt cộng”, “Việt cộng”.
Việc bắt nối đầu tiên không thành, khiến các đồng chí  cẩn thận hơn trong việc lựa chọn sau đó. Gia đình thứ hai các đồng chí đến là gia đình Lê Diên Lạt, vừa thấy các đồng chí đến là ông Lạt bàng hoàng, ra hiệu cho các đồng chí phải cẩn thận kẻo địch phát hiện được thì nguy hiểm cho cả hai bên. Thái độ ấy biểu hiện ông Lạt vừa mừng, vừa sợ. Đó là tất nhiên thôi, nhưng phút sợ sệt qua đi, vì ông biết là các đồng chí trở về là Cách mạng sẽ bám rễ và chiến thắng. Nghĩ thế, ông Lạt lại ân cần tiếp đón và báo cáo tình hình một cách tỉ mỉ cho các đồng chí biết. Gia đình ông Lê Diên Lạt là cơ sở  cách mạng đầu tiên trong ấp chiến lược ở Thủy Dương, sau gia đình ông Lạt, cơ sở phát triển sang nhà bà Lê Thị Dê, rồi đến hầu hết các gia đình Đảng viên và người kháng chiến cũ được móc nối đã trở thành cơ sở cách mạng vững chắc trong ấp chiến lược.
Từ xóm Cồn cát có các gia đình Lê Quý Cận, Phạm Meo, Ngô Hòe, mẹ Nghiên...
Tại thôn 2 có các gia đình Nguyễn Thị Thương, Phùng Lai, Phùng Đệ, Lê Bá Đằng...
Tại thôn 3 có gia đình Lê Bá Oanh, thôn 4 có gia đình mẹ Thê và Lê Quý Lọt.
Như vậy là cách mạng đã đứng chân được an toàn ở ngay trong hàng rào ấp chiến lược của địch. Đó là nhờ có lòng dân Thủy Dương vẫn hướng về Cách mạng, vẫn khao khát ngày giải phóng khỏi ách thống trị của Mỹ-Ngụy. Đó là một thắng lợi của ý nghĩa Cách mạng ở Thủy Dương. Kẻ địch âm mưu biến Thủy Dương thành “pháo đài” chống Cộng, nhưng Thủy Dương lại trở thành pháo đài của Cách mạng, tấn công địch từ ngay trong lòng những công sự do chúng lập ra.
b. Các hoạt động vũ trang tuyên truyền:
Song song với việc xây dựng, phát triển chổ đứng chân của Cách mạng trong xã dưới hình thức hệ thống các gia đình cơ sở Cách mạng, đội công tác còn chú ý công tác tổ chức quần chúng, tuyên truyền giải thích đường lối của Đảng trong quần chúng nhân dân bằng một số cuộc nhóm họp quần chúng bí mật ở chợ Mai, ở Cồn Cát. Qua các cuộc họp đó, niềm tin của quần chúng vào Cách mạng được nhen nhóm trở lại mạnh mẽ. Nhờ đó mà các hoạt động diệt ác, trừ gian, phá ách kìm kẹp của địch có thể thực hiện được.
Trận đánh đầu tiên là trận đánh ở Chợ Mai năm 1961. Chợ Mai là địa điểm trong xã bọn ác ôn dân vệ hay đến lùng sục. Ta quyết đánh một trận để cảnh cáo và làm cho chúng chùn bớt tay lùng sục, phá phách của chúng lại. Sau hai đêm đầu phục kích, ta chưa đánh được, vì chưa nắm được quy luật đi lại của tụi dân vệ. Đến đêm thứ 3, các đồng chí ta đến phục kích ở một ngôi nhà đang xây dỡ dang ở Chợ Mai, chọc cho chó các nhà lân cận sủa vang làm cho bọn dân vệ đang ở trụ sở chính quyền Ngụy của xã chú ý, chúng đưa một tiểu đội đến chợ Mai sục sạo. Vừa lọt vào chỗ phục kích của ta, chúng đã phát hiện ta ngay và ù té chạy, ta nổ súng diệt được 1 tên dân vệ.
    Kết quả tiêu diệt địch của trận phục kích tuy không lớn, nhưng từ đây bọn dân vệ địa phương đã bắt đầu sợ sệt cách mạng, lo bảo mạng của mình, không dám làm mưa làm gió như trước nữa.
Đầu năm 1962, các đồng chí lãnh đạo huyện Hương Thủy thâm nhập vào địa bàn Thủy Dương để nắm tình hình tại chỗ. Đội công tác Thủy Dương có nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí. Trên đoạn đường từ chùa Bà Hoàng ra đường số I, ta bị địch phục kích trong một số mồ mã bắn ra. Đội công tác Thủy Dương đã nhanh chóng dùng lựu đạn, súng ngắn phản phục kích, tiêu diệt gần hết một tiểu đội quân ngụy.
Trong thời gian này đội công tác cũng chú ý nghiên cứu khả năng đánh phá ấp chiến lược để phá ách kìm kẹp của địch đối với nhân dân. Một đêm năm 1962 đồng chí Trương Hòa, bí thư chi bộ kiêm đội trưởng đội công tác Thủy Dương đã vào hàng rào ấp chiến để nghiên cứu đánh phá thì bị bọn địch phục kích, đồng chí Trương Hòa hy sinh. Đây là một mất mát lớn cho phong trào cách mạng của xã Thủy Dương. Nhưng sự hy sinh ấy của đồng chí bí thư chi bộ đã khơi thêm lòng căm thù địch trong nhân dân và tăng thêm ý chí cách mạng. Sự tin cậy của nhân dân đối với tổ chức Đảng của quê hương mình.
    Nhìn chung, các hoạt động vũ trang của Thủy Dương thời kỳ này chưa phát triển mạnh, do đặc điểm của địa bàn này quy định. Nhưng các trận phục kích còn ít ỏi đó đã đánh đúng vào kẻ thù, đã có tác dụng phần nào làm chùn tay tội ác của địch, cổ vũ tinh thần cách mạng của nhân dân trong xã, hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của cách mạng trên địa bàn của xã.
c) Phong trào đi thoát ly hoạt động của thanh niên Thủy Dương:
Sống trong sự kìm kẹp, thúc ép của Mỹ - Ngụy, từ ngoài xã hội cho đến trong trường học, lớp thanh niên Thủy Dương khi ấy luôn luôn phải nghe bọn địch tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu cách mạng.
Thế nhưng, những tiếng súng hàng đêm của các đồng chí du kích, gương hy sinh của cán bộ đảng viên đã thôi thúc lòng yêu nước của một số thanh niên Thủy Dương. Với muôn vàn khó khăn, năm 1961 các anh đã bắt liên lạc được đường dây của Thành ủy. Được sự nhất trí của trên, ba thanh niên: Phạm Trai (Thuận), Nguyễn Văn Trung (Chính), Ngô Trực (Phi) đã thoát ly lên chiến khu. Sau một thời gian học tập huấn luyện Phạm Trai trở thành cán bộ chính trị Quân giải phóng, Nguyễn Văn Trung trở thành Sĩ quan Công an về hoạt động tại ấp Năm, Xuân Sơn - Phương Chánh. Ngô Trực được phân công về hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh Huế.
Việc thoát ly của 3 thanh niên Trai, Trung, Trực có ý nghĩa lớn: đây là một trong những đợt thoát ly sớm nhất của học sinh sinh viên Huế, không những đã thức tỉnh lòng yêu nước mà còn mở ra cho thanh niên Thủy Dương một con đường mới: từ đây, nhiều thanh niên đã bí mật tìm đường liên lạc với cách mạng để hoạt động hợp pháp hay thoát ly theo yêu cầu của trên.
Các anh Trai, Trung, Trực đã mở đầu cho phong trào thoát ly của thanh niên Thủy Dương :
Phùng Luyện (Âu Dương Tùng) gia nhập biệt động thành, hoạt động hợp pháp, nhiều lần cùng đồng đội treo băng cờ ngay trong thành phố Huế, gây nhiều vụ phá hoại các công sở của địch.
Ngô Thanh Hiếu (Hiệp) bắt liên lạc với cách mạng nhưng vẫn dạy học hợp pháp, đến năm 1964 giặc phát hiện và bắt anh, nhưng Ngô Thanh Hiếu đã mưu trí lừa giặc, trốn thoát và thoát ly ra vùng giải phóng.
Phùng Hữu Dương, Phùng Mên, Phạm Quang Huy... lần lượt tham gia cách mạng.
Với số lượng tham gia cách mạng ngày càng đông của thanh niên học sinh Thủy Dương, chứng tỏ lòng yêu nước nhiệt tình cách mạng của nhân dân Thủy Dương. Lòng yêu nước đó không chỉ bó hẹp trong địa phương mình mà có thể tham gia bất cứ nơi đâu miễn là được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Đến năm 1963 phòng trào đấu tranh đấu tranh của sinh viên học sinh kết hợp với sinh viên học sinh, kết hợp với phong trào Phật giáo ở Huế phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh này đã lôi cuốn hàng trăm thanh niên học sinh Thủy Dương tham gia. Vận động nhân dân biểu tình chống Mỹ - Diệm, rải truyền đơn, viết khẩu hiệu chống chiến tranh. Đồng chí Ngô Trực được Thành ủy phân công lãnh đạo phong trào đấu tranh này. Các cuộc đấu tranh của sinh viên học sinh Huế góp phần làm cho thế lực của Mỹ - Diệm thêm suy yếu. Đến ngày 1/11/1963 trước sự bất lực của anh em Diệm Nhu, đế quốc Mỹ phải thay ngựa giữa dòng. Trong tình hình đó, thanh niên học sinh Thủy Dương đã nhanh chóng vận động nhân dân vạch mặt chỉ tên những tội ác của chính quyền tay sai, lật đổ chúng, đập tan âm mưu bắt ép nhân dân theo đạo Thiên chúa.
Sau ngày đảo chính, bọn tay sai mới thành lập còn suy yếu, bạc nhược. Chấp hành chỉ thị của Huyện ủy: “Phát huy sức mạnh của quần chúng có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, lợi dụng sự suy yếu và thế kẹt về chính trị của địch mà tiến công mạnh mẽ làm tan rã và tê liệt địch về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phá ấp chiến lược, chuẩn bị thiết thực cho việc phá thế kìm kẹp của địch”. Đội công tác Thủy Dương đã hàng đêm vào từng nhà nhân dân để giải thích, vạch mặt bọn đảo chính, khắc phục những nhận thức mơ hồ hàm ơn bọn đảo chính.

 Tháng 2-1964, đội công tác đã cùng nhân dân đốt cháy hàng rào ấp chiến lược. Một làn sóng lửa bốc cao thiêu hủy hàng rào ấp chiến lược, đánh dấu một bước phát triễn mới trong phong trào cách mạng xã Thủy Dương : đã  bước đầu kết hợp hai hình thức đấu tranh, mở ra một thời kỳ mới đánh phá ấp chiến lược, nâng cao được lòng tin của quần chúng đối với cách mạng. Mặt khác đã làm cho ngụy quân, ngụy quyền xã lo sợ, làm lỏng thế  kìm kẹp của địch.
    Một buổi sáng tháng 4-1964 tên phó công an xã đang làm ruộng thì một nông dân đi về phía hắn. Khi đến gần, tên phó công an sững sờ vì trước mặt hắn là người mà bọn chính quyền mà bọn tay sai thường gọi là “hùm xám Thủy Dương”, đó là đồng chí Ngô Hữu Hoạt. Tên phó công an định rút súng thì một mũi súng đã chĩa trước ngực hắn. Đồng chí Hoạt vừa động viên chiêu hàng, vừa trấn áp buộc tên phó công an phải đưa danh sách các thành phần đaóng phái phản động trong xã. Để bảo toàn tính mạng, ba ngày sau, một tập danh sách đánh máy trên giấy pơ-lua màu xanh đã được tên phó công an giao nộp cho ta.
    Tóm lại thời kỳ 1961-1965 là thời kỳ đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp với đấu tranh vũ trang hỗ trợ. Đây là thời kỳ đấu tranh gian khổ nhưng rất anh dũng của cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủy Dương. Mặc dầu phải chịu nhiều đau thương tổn thất, nhưng được nhân dân đùm bọc che chở, cán bộ, đảng viên đã vượt qua thử thách để lãnh đạo quần chúng, đưa phong trào tiến lên. Những thắng lợi cơ bản đã đạt được là: Đã thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng, bước đầu làm lỏng thế kìm kẹp của giặc, đã xóa đi một vùng trắng trên bản đồ “bình định” của Mỹ ngụy.
    Đấy là tiền đề vững chắc, góp phần thắng lợi cho giai đoạn cách mạng mới.
III/ Nhân dân Thủy Dương đấu tranh góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy  :(1965-1968)
    Trên chiến trường miền Nam, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đến đầu năm 1965 đã bị phá sản thảm hại. Ngụy quân, ngûụy quyền đã đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Chính quyền Giôn-xơn quyết định đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam để thực hiện “chiến tranh cục bộ”.
    Ngày 8-5-1965 : quân Mỹ xây dựng căn cứ Phú Bài và thiết lập một hệ thống đồn bốt từ ấp 5 Thủy Phương qua Xuân Sơn, Phường Chánh, lên Tuần nhằm thực hiện một vành đai ngăn chặn lực lượng của ta từ chiến khu về đồng bằng và thành phố, bao vây chặt chẽ xã Thủy Dương và Thủy Phương nhằm cô lập đồi núi và đồng bằng.
    Cuối 1965, quân Mỹ về đóng chốt tại ga Thanh Thủy, cầu họ Lê Bá và ở Động Sầm. Chúng liên tục mở những cuộc hành quân càn quét, đốt phá nhà cửa ở Xuân Sơn, Phường Chánh và xóm Lò.
    Trung đội nghĩa quân ngụy cũng được trang bị thêm vũ khí hiện đại: súng tiểu liên cực nhanh, các loại mìn định hướng, điện đài...
    Hàng rào ấp chiến lược bằng tre đã bị đốt phá, nay được thay bằng hàng rào kẽm gai và cọc sắt. Địch siết chặt hơn nữa ách kìm kẹp nhân dân.
    So sánh lực lượng thì lúc này lực lượng vũ trang của ta trong địa bàn Thủy Dương ít thua Mỹ ngụy rất nhiều lần. Tình hình cách mạng ở vào tình thế khó khăn hơn. Nhưng Huyện ủy huyện Hương Phú xác định quyết tâm: “kiên trì bám trụ, củng cố và phát triển cơ sở nhất là cơ sở Đảng. Xây dựng lực lượng du kích vận động phương châm hai chân ba mũi với khẩu hiệu: Giữ vững tay súng, tay cờ, đánh cả Mỹ và ngụy, tìm Mỹ mà đánh, gặp ngụy là diệt, một tấc không đi một ly không rời”.
    Chấp hành chủ trương của Huyện, chi bộ Thủy Dương đã đề ra những nhiệm vụ như sau:
     - Tiếp tục công tác vận động quần chúng. Kiên trì bám dân bám đất để duy trì các vùng cơ sở cách mạng, giữ vững hệ thống đường dây. Đây là hình thức hoạt động chủ yếu nhất.
     - Ra sức xây dựng lực lượng du kích mật, đặt biệt tổ chức cho được đội du kích thiếu niên. Đẩy mạnh hoạt động vũ trang với phương châm : Đấu tranh chính trị song song với đấu tranh vũ trang.
1. Kiên trì bám trụ, củng cố và duy trì vùng cơ sở Xuân Sơn-Phường Chánh:
Để chiếm đất giành dân, Mỹ -ngụy đã thực hiện nhiều cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn ở vùng Xuân Sơn, Phường Chánh. Sau đó chúng đốt phá nhà cửa, bắt dồn dân vào gần chân núi độn Đôn, một phần đất gần làng Nguyệt Biều. Trước tình hình đó chi bộ Thủy Dương đã lãnh đạo nhân dân giữ vững hệ thống đường dây liên lạc bằng biện pháp  sau:
- Phần lớn nhân dân ở đây vẫn theo vào độn  Đôn để xây dựng nhà cửa, làm ăn sinh hoạt bình thường. Hằng ngày từ độn Đôn trở về vườn cũ ở Xuân Sơn, Phường Chánh để làm ruộng kết hợp nuôi dấu cán bộ, tiếp tục thực hiện đường dây.
- Một ít gia đình trở ra Thanh Thủy Thượng sinh sống, nhưng hàng ngày vẫn vào Xuân Sơn, Phường Chánh để làm rẫy bắt liên lạc, nuôi dấu cán bộ, hoạt động đường dây.
Một trục giao thông mới được hình thành: Chiến khu - Độn Đôn - Xuân Sơn, Phường Chánh - Thanh Thủy Thượng. Từ Thủy Dương liên lạc về các vùng khu 2 hoặc lên Thành.
Cán bộ đảng viên vẫn bám trụ tại hai hầm bí mật tại Xuân Sơn, Phường Chánh.
Ở xóm Lò, Mỹ -Ngụy đã dùng các thủ đoạn khủng bố, đàn áp để bắt nhân dân dồn dân vào khu vực dân cư gần đường Một. Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh ở lại. Đội du kích xóm Lò khi mới thành lập chỉ có 3 đồng chí, đến đầu năm 1968 đã phát triển lên 12 đồng chí.
Các gia đình cơ sở ở thôn 1 đến thôn 4 mặc dầu ở trong hệ thống kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, ngụy nhưng cũng có những hoạt động rất sáng tạo.
Bác Lê Bá  Danh nhà ở gần đường ra bờ sông Lợi Nông. Ban đêm bác dùng một cây đèn nhỏ để cho cán bộ đảng viên thâm nhập vào làng. Từ bờ sông Lợi Nông thấy cây đèn sáng là không có địch, vào làng an toàn, không có ánh đèn: báo hiệu có địch phục kích, không vào được.
Bác Phùng Lai với chiếc xe kéo thuê, bác có thể kéo xe đi rất nhiều nơi để liên lạc với các cơ sở  cách mạng mà không bị địch nghi ngờ.
Lê Diên Lạt, Lê Thị Dê, Nguyễn Thị Thương là những gia đình ở gần bìa rào ấp chiến lược, thường xuyên cung cấp lương thực, áo quần cho cán bộ đảng viên bám trụ.
Nhà mẹ Thê ở giữa ranh giới hai xã Thủy Phương và Thủy Dương trở thành nơi dừng chân nghỉ ngơi cho cán bộ đảng viên của hai xã. Đó cũng là một trạm 1 liên lạc rất tin cậy của cách mạng.
Thời kỳ này hoạt động của thiếu niên Thủy Dương phát triển khá mạnh, tiến tới thành lập đội du kích Thủy Dương.
Năm 1965 được sự phân công của chi bộ, đồng chí Ngô Thanh Hiếu, đồng chí Nguyễn Văn Trung đã vận động thành lập đội du kích thiếu niên do Nguyễn Văn Hòa (cu Theo) làm tiểu đội trưởng; các đội viên gồm có: Đấu, Vân, Thêm, Tư, Gái, Gối, Cúc, Hường.
Hằng ngày các em được phân công giữ trâu, cắt cỏ vừa trinh sát nắm tình hình địch, lượm đạn của giặc hoặc đi gài mìn, phá đường, chống tăng.
Đội du kích thiếu niên Thủy Dương đã biết  sử dụng đạn đại bác của giặc gắn  kèm lựu đạn để làm mìn. Đặc biệt cách chôn mìn của các du kích  nhỏ đã làm cho địch không thể dò tìm được: Các em lấy bao ni lông bao bọc quả mìn nhiều lần trước khi chôn, do vậy máy rà mìn của địch không phát hiện được. Với những quả mìn tự tạo, đội du kích thiếu niên Thủy Dương đã đánh được xe tăng, xe cơ giói, diệt được nhiều Mỹ- ngụy. Trong một trận tại độn Tim Lang, dưới sự chỉ huy của cu Theo, đội du kích đã gài mìn điệt được một xe Jeep chỉ huy của địch (chiến công này được nhà thơ Tố Hữu ghi lại trong bài “Chuyện em”).
Sau chiến công này, Nguyễn Văn Hòa, Lê Thị Hồng Giấm (Gối) được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ quyết thắng. Vinh dự hơn, cu Theo được thay mặt tuổi nhỏ Thủy Dương ra Bắc gặp Bác và học tập rèn luyện. Từ chiến đấu, các du kích thiếu niên được kết nạp vào Đoàn: Đồng chí Giấm, Cúc, Lát, Hường, Sen, Vui.
2. Những hoạt động vũ trang:
Những tháng cuối năm 1965 phong trào đấu tranh chống Mỹ ở thành phố Huế phát triển khá sôi nổi và quyết liệt. Quần chúng xuống đường đòi hòa bình chống chiến tranh với khẩu hiệu lật đổ Thiệu, Kỳ. Thanh niên học sinh Thủy Dương đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào đấu tranh này. Hàng đêm những khẩu hiệu bằng vôi trắng xuất hiện tại cầu họ Lê Bá, ở Đình làng : ”Giặc Mỹ cút về nước” “Đả đảo Thiệu Kỳ”. Những bích chương cổ động, những khẩu hiệu của ngụy quyền bị bôi xóa nham nhở. Bọn tay sai ngụy quyền đã bắt nhiều thanh niên Thủy Dương về giam tại Cuộc cảnh sát Hương Thủy. Chúng lập ra một cuốn “sổ đen” để theo dõi những thanh niên học sinh bị chúng nghi ngờ có hành động chống phá chính quyền .
Nhân việc vợ một tên nghĩa quân ngụy đi làm rẫy ở động Sầm bị giặc Mỹ đóng ở trên đồi xuống hiếp chết, nhân dân đã vạch trần tội ác giặc Mỹ. Mọi người càng hiểu thêm bộ mặt dã man của bọn cướp nước.
Trong tình hình địch bị mất ổn định về chính trị, nhân dân đang sôi sục căm thù. Chi bộ Thủy Dương đã chủ trương : kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự, mở rộng các hoạt động vũ trang đánh phá hàng rào ấp chiến lược, cắt đứt đường giao thông, trừng trị giặc Mỹ xâm lược.
Thực hiện chủ trương trên, các đội du kích Thủy Duơng đã hàng đêm đột nhập vào làng phục kích đánh Mỹ -Ngụy. Hệ thống cầu cống đường sắt, đường nhựa liên tiếp bị đặt mìn đánh sập. Hàng rào ấp chiến lược bằng dây thép gai cũng thường bị phá hủy từng mảng, nhất là các cổng ra vào. Bị phá hủy nhiều lần đến nổi chúng không thể rào lại các cổng, ban đêm chúng chỉ gài lựu đạn, mìn bẫy...
Trận đầu tiên du kích Thủy Dương đánh Mỹ là trận phục kích tại đập thôn Một: sau nhiều đêm trinh sát nắm qui luật hoạt động của giặc Mỹ, một đêm vào tháng 4/1966, đội du kích Xóm Lò đã men theo ruộng lúa đang trổ bông, vào phục kích tại đập thôn Một. Các đồng chí đã suốt đêm đắm mình dưới nước để cho Mỹ khỏi phát hiện. Đến 2 giờ sáng, một tiểu đội từ hướng nhà thờ họ Phùng men theo đường bến đi lên. Khi bọn chúng lọt vào ổ phục kích, các đồng chí đã nhanh chóng tập kích bằng lựu đạn. Năm tên Mỹ bị diệt, ba tên khác bị thương. Bọn Mỹ ở ga gọi đại bác bắn dồn nhưng ta nhanh chóng rút lui an toàn.
Giữa tháng 12/1967, chi bộ Thủy Dương được Huyện đội Hương Thủy trực tiếp giao nhiệm vụ như sau:
- Chuẩn bị lương thực, thực phẩm để nuôi dấu cán bộ ở hai vùng cơ sở Xuân Sơn - Phường Chánh và Xóm Lò, chuẩn bị tốt công tác đường dây .
- Làm chủ đường số I, ngăn chặn địch từ Phú Bài lên chi viện cho thành phố Huế.
- Có kế hoạch tiến công ở Thủy Dương, làm chủ địa bàn để phát động nhân dân khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng.
Những ngày cuối năm 1967 với danh nghĩa đi sắm tết, các gia đình ở Xuân Sơn- Phường chánh, Xóm Lò được phân công đi chợ để mua gạo, nếp, thực phẩm về dự trữ. Các gia đình cơ sở cũng được phân công nuôi dấu cán bộ. Lực lượng du kích tập trung để học tập, huấn luyện và giao nhiệm vụ.
Đêm 30-1-1968 cũng là đêm 30 Tết Mậu Thân, nhân dân Thủy Dương nổi dậy gìành quyền làm chủ. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, du kích theo hai mũi tiến vào làng.
Mũi ở phía Tây của tiểu đội Xuân Sơn - Phường Chánh có nhiệm vụ nổ súng nghi binh vào căn cứ Mỹ ở ga Thanh Thủy, thu hút hỏa lực địch về hướng này. Một số đồng chí vận động nhân dân tập họp để nói chuyện ở Cồn Cát.
Mũi ở phía Đông từ xóm Lò vào, lực lượng chia thành hai tổ : một tổ tai nhà thờ họ Phạm có nhiệm vụ đánh chặn Mỹ ở ga. Tổ khác chốt tại ranh giới giữa Thủy Dương và Thủy Phương có nhiệm vụ diệt viện, cắt đứt đường giao thông của địch. Lực lượng chính trị  và công an tổ chức mít tinh ở Đình làng để phổ biến chủ trương chính sách của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Nhân dân đã tự động mang bánh chưng, mứt, quà bánh... ra tiếp đãi cán bộ. Một số cán bộ kháng chiến củ rũ nhau đi quyên góp được 5.000 đồng tiền ngụy và 2 tạ gạo ủng hộ Cách mạng. Sau đó, nhân dân cùng du kích đi phá hàng rào ấp chiến lược, diệt ác ôn và những tên tay sai chỉ điểm, trong đó có 1 bí thư thanh niên Quốc dân đảng.
    Sáng 31-01-1968 ta làm chủ được địa bàn Thủy Dương. Tuy ta không diệt được căn cứ Mỹ ở Ga nhưng buộc chúng và trung đội nghĩa quân phải co cụm lại. Bọn Mỹ đã dã man gọi đại bác từ Phú Bài bắn bừa bãi vào khu dân cư làm cho 4 người  chết, 2 người bị thương và nhiều nhà cửa của nhân dân bị hư hại.
    Tại Xuân Sơn - Phường Chánh, đêm 30-1 nhân dân đã dẫn đường cho bộ đội tiến đánh Tân Lăng, Nam Giao.
    Xóm Lò được chọn làm nơi đặt bộ chỉ huy của Huyện đội Hương Thủy. Tại đây, đường dây liên lạc bằng thuyền liên tục hoạt động để chuyên chở bộ đội địa phương, du kích, lương thực, vũ khí lên An Cựu vào thành phố Huế. Trong một chuyến vận chuyển, đồng chí Phùng Thị Thảo bị máy bay oanh tạc của giặc Mỹ bắn chết.
Đêm 08/02/1968 Đồng chí Nguyễn Vạn là chính ủy Đoàn 5 Huế và đồng chí Tuyên phó chỉ huy Đoàn 5 Huế đưa 1 đơn vị pháo cối và đại liên hành quân qua địa bàn Thủy Dương dừng chân ở Đình làng, đồng chí Phùng Xuân Yên tổ chức đi  ra đập Viên Thêm, lấy đò đưa qua Sông Lợi nông rồi từ đó tiến về bến đò chợ Dinh để đánh tàu chiến Mỹ phản kích từ Thuận An lên Huế.
    Trong cuộc tiến công 1968  tại Thủy Dương, nhân dân đã đứng lên làm chủ địa bàn trong 7 ngày đêm, đã làm cho bộ máy ngụy quyền xã tan rã, phần lớn bọn này phải ẩn trốn tại các địa phương khác trong một thời gian dài, 4 tên chỉ điểm, ác ôn bị diệt.
    Lực lượng cách mạng phát triển nhanh : động viên được 50 thanh niên về vùng giải phóng để học tập, một số tình nguyện ở lại tham gia bộ đội địa phương, du kích, số khác trở về địa phương hoạt động trong lòng địch. Chính quyền cách mạng đã thành lập ở Xuân Sơn - Phường Chánh và xóm Lò.
    Trong cuộc nổi dậy 1968, các cán bộ, đảng viên Thủy Dương đã công khai hoạt động nên bị lộ diện, được sự chấp của trên, các đồng chí đã thoát ly ra vùng giải phóng: Phùng Luyện, Ngô Thanh Hiếu, Ngô Trực, Lê Thị Hồng Giấm, Phùng Hữu Dương, Phạm Quang Huy, Phùng Mên...
    Để phát huy thắng lợi đã giành được, để gây niềm tin trong nhân dân, tháng 4/1968 chi bộ chủ trương đột nhập vào làng với quy mô lớn. Lực lượng tham gia gồm: chi bộ, chính quyền thôn, công an, địch vận xã, trung đội du kích xã đi bảo vệ, có sự phối hợp của trung đội biệt động và  C16 Huyện hỗ trợ. Theo kế hoạch đã định, 3 giờ chiều, 3 đồng chí trinh sát do đồng chí Tao làm đội trưởng đã ém quân trong một thửa ruộng gần hàng rào ấp chiến lược ở thôn Hai. Đến 6 giờ tối báo hiệu cho lực lượng từ xóm Lò triển khai đội hình đi vào. Khi đồng chí Tao trèo qua hàng rào ấp chiến lược thì bị chó Mỹ phát hiện. Ta và địch cùng nổ súng. Kết quả địch bị diệt 1 tên Mỹ, 1 dân vệ ngụy bị thương. Bên ta đồng chí Tao hy sinh.
Trong thời kỳ này, ngoài chi bộ công khai lãnh đạo phong trào cách mạng trong xã, một chi bộ bí mật đã được thành lập ở Thủy Dương do đồng chí Nguyễn Thị Lài làm bí thư và hai nữ đảng viên khác, các đồng chí sống hợp pháp trong khu vực địch tạm chiếm với nghề chằm nón, nhưng đã bí mật lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị, nắm tình hình địch, làm công tác địch vận và điều hành hệ thống đường dây, chi bộ bí mật này được sự chỉ đạo trưc tiếp của đồng chí Trần Phong - cán bộ Công an tỉnh.
Nhìn chung, thời kỳ 1965-1968, phong trào cách mạng Thủy Dương có những bước phát triển mạnh, đã có hình thức đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị. Cuộc nổi dậy mùa xuân 1968 là đỉnh cao và là kết quả  tổng hợp của cả một quá trình xây dựng và chiến đấu của chi bộ và nhân dân  Thủy Dương.  
Đến tháng 5/1968, địch tập trung đánh phá ác liệt, lực lượng của ta bị tổn thương rất nặng. Từ đây, cách mạng ở Thủy Dương bước vào một thời kỳ mới có nhiều khó khăn,  gian khổ kéo dài cho đến ngày hoàn toàn giải phóng.
IV/Nhân dân Thủy Dương đấu tranh góp phần “đánh cho Mỹ phải rút hết, đánh cho Ngụy quân -Ngụy quyền phải sụp đổ :(1969-1975)
1)Âm mưu mới của địch :   
Bị thua đau trong cuộc tiến công và nổi dậy 1968, Mỹ ngụy ồ ạt tăng quân vào Trị Thiên, tiến hành phản kích điên cuồng thực hiện chiến lược “quét và giữ”, nhằm giải tỏa và đẩy lực lượng ta ra xa ,dùng lực lượng quân sự để “quét trong, giữ ngoài”, từng bước thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “. Do bị thất bại nặng nề ở đồng bằng, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, cho nên Mỹ ngụy tập trung bám víu vào thành phố, quyết xây dựng thành phố làm hậu phương lớn an toàn của chúng. Để giữ vững thành phố Huế, Mỹ ngụy đã tập trung lực lượng để xây dựng Thủy Dương -cửa ngõ phía Nam thành Huế - thành con đê vững chắc  ngăn chặn làn sóng cách mạng.
Mỹ ngụy đã âm mưu xây dựng Thủy Dương thành “ấp tân sinh kiểu mẫu” với những biện pháp cơ bản :
- Tăng cường lực lượng  quân sự, củng cố chính quyền  tay sai, thực hiện “bình định cấp tốc” để ra sức đẩy lùi lực lượng cách mạng, giành lại thế chủ động trên địa bàn.
- Ra sức phát triển kinh tế tiểu nông, xây dựng Thủy Dương thành một xã hội phồn vinh, làm cơ sở tồn tại cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới...
-Tuyên truyền xuyên tạc nói xấu cách mạng, du nhập văn hóa đồi trụy nhằm thay đổi cả ý thức phong tục, tập quán, nếp sống của nhân dân, nhất là thanh niên, cho phù hợp với yêu cầu với chế độ thực dân kiểu mới.
Để giành lại thế chủ động trên địa bàn Thủy Dương, Mỹ ngụy đã huy động một lực lượng lớn bao gồm  cảnh sát ,mật vụ, “bình định nông thôn”, kết hợp với ngụy quân liên tiếp thực hiện các cuộc càn quét lùng sục. Chúng bắt buộc hàng loạt các gia đình cơ sở (Lê Bá Oanh, Lê Bá Hoát....) những gia đình có cán bộ đảng viên vừa thoát ly (Ngô Thanh Phương, bà Phùng Huỳnh, Phạm Vân....) hàng trăm người bị chúng đánh đập, tra khảo, giam cầm tại quận Hương Thủy, lao Thừa Phủ. Ở Xuân Sơn -Phường Chánh, xóm Lò, nhà cửa của nhân dân bị chúng đốt phá sau đó gom dân tập trung tại khu vực dân cư ven đường  số 1. Địch dùng cả máy bay, xe tăng yểm trợ cho các cuộc càn quét. Cuộc càn quét này vô cùng ác liệt, nhiều cán bộ chiến sĩ ta anh dũng hy sinh như : Lê Bá Quỳ, Phùng Luyện, Ngô Trực, Ngô Hữu Danh, Lê Quý Lộc, Ngô Hữu Tao, Nguyễn Bá Văn..., một số bị địch  bắt, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng.
Sau  khi tạm ổn định trật tự. Mỹ ngụy tổ chức bầu cử : ”Hội đồng xã”, thành lập chính quyền tay sai từ xã đến thôn. Mỹ ngụy đã cử về một thiếu úy ngụy về chỉ huy lực lượng quân sự gồm 2 trung đội nghĩa quân, thành lập cảnh sát ở xã, tổ chức đảng dân chủ, bắt thanh niên vào “nhân dân tự vệ”.
Cùng với việc củng cố ngụy quân, ngụy quyền ở thôn xã, Mỹ ngụy còn thực hiện những biện pháp làm thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở Thủy Dương, âm mưu làm thay đổi cả ý thức tư tưởng của nhân dân cho phù hợp với chế độ thực dân kiểu mới.
Về kinh tế :  Mỹ ngụy thưc hiện luật “người cày có ruộng”.  Chúng chia 10 mẫu ruộng ở  “Bề nam hậu làng”  cho một số nông dân, mua lại một số ruộng của địa chủ để bán lại cho một số nông dân khá giả, mỗi người được mua cấp từ 4-5 sào. Mỹ ngụy còn đưa các máy móc của Nhật Bản, các loại giống lúa nông nghiệp có năng suất cao IR 8, IR 10...), các loại phân bón hóa học về bán cho nông dân, nhằm tạo ra một nền kinh tế tiểu nông có năng suất cao để có lương thực, thực phẩm phục vụ chiến tranh, mặt khác, Mỹ ngụy khuyến khích một số nông dân mà đa số là phụ nữ, đi làm “sở Mỹ”, mà thực ra là đi làm bồi bếp, công việc ít vất vả nhưng bọn Mỹ trả lương rất cao, ngoài lương hàng tháng  lại còn quà cáp, của thừa, của bỏ...
Với biện pháp kinh tế đó, Mỹ ngụy đã “hữu sản hóa” một bộ phận nông dân, làm cho họ phụ thuộc vào Mỹ từ kinh tế kỹ thuật đến chính trị. Đây là một âm mưu rất thâm độc của Mỹ ngụy nhằm phân hóa lực lượng nông dân Thuỷ Dương, tạo ra một bộ phận mới cho chúng khống chế làm cơ sở xã hội cho thực dân kiểu  mới.
Mỹ ngụy còn truyền bá tư tưởng “hiện sinh”, đề cao cuộc sống ăn chơi hưởng thụ, sống nhanh, sống gấp, chỉ biết hôm nay, không cần ngày mai. Sách báo phản động, nhạc vàng phổ biến rộng rãi để ru ngủ tinh thần chiến đấu  của thanh niên....Với các thủ đoạn trên, Mỹ ngụy bước đầu xây dựng Thủy  Dương thành một xã tương  đối phồn  vinh giả tạo.  Chúng  đã  phân hóa  được một bộ phận nhỏ nông  dân thành lực lượng do chúng khống chế.
2) Chủ trương và hoạt động cách mạng từ năm 1969-1975 :
Đến cuối năm 1969, phong trào cách mạng Thủy Dương bước  một  vào tinh thế hết sức khó khăn. Phần lớn cán bộ, đảng viên hy sinh, một số bị bắt, một  số đồng chí bị thương  phải ra Bắc điều trị. Các gia đình cơ sở một phần bị bắt, một số khác chạy vào Đà Nẵng, Sài Gòn để trốn tránh, số còn lại tạm thời nằm im.
Trước tình hình đó một số đảng viên còn lại của Thủy Dương kết hợp với những đảng viên Huyện ủy vừa tăng phái, thành lập đội công tác vũ trang Thủy Dương. Đồng chí Nguyễn Thíu làm bí thư, đồng chí Lê Thúc Khôi làm phó bí thư. Toàn đội có 8 đồng chí. Chi bộ đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng phù hợp với tình hình mới như sau:
- Củng cố lực lượng, móc nối xây dựng lại các cơ sở cách mạng .
- Phát triển cơ sở chùa Diệu Viên.
- Tổ chức chức hai đường dây chạy dọc theo ranh giới hai xã An- Dương và Dương - Phương.
Thủy Dương bước vào cuộc chiến đấu mới với những điều kiện rất khắc nghiệt. Sau khi đội công tác được củng cố lại, hàng đêm các đồng chí đã kiên trì móc nối các cơ sở cách mạng. Hơn 2 tháng gian khổ, đã móc nối lại các gia đình : Lê Bá Hoát, bác Thơ Rơm, bác Phùng Lai, mẹ Thê ...
a- Để củng cố niềm tin cho nhân dân và đề tưởng nhớ công ơn của Bác (sau khi Hồ Chủ Tịch từ trần), vào cuối tháng 9-1969 chi bộ đã tổ chức ngày “đau thương nhớ Bác”. Bà con từ nhiều ngả khác nhau tập trung về một đám rẩy ở Xuân Sơn, dưới hình thức ngụy trang là đi cúng mộ. Một nền đất mới đắp trông như ngôi mộ mới, phía trên được trải một tấm vải ni lông, có đặt hương hoa, bánh trái... Mọi người đứng xung quanh. Với những lời ngắn gọn, đồng chí bí thư báo tin Bác đã qua đời. Đau buồn biểu hiện trên khuôn mặt với những dòng nước mắt, những tiếng nấc nghẹn ngào, tiếng thổn thức “Bác ơi!”. Trước khi ra về, mọi người quay về phía Bắc lạy 3 lạy, thầm hứa với Bác, nguyện sẽ theo Đảng, theo Bác tới cùng.
b- Xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng tại chùa Sư Nữ Diệu Viên:
 Chùa Sư Nữ  Diệu Viên là nơi tu học của các Sư Nữ Phật giáo. Chùa nằm trên một vùng đồi thấp gần khu dân cư ở thôn Một. Phía sau chùa là dãy núi nối liền Xuân Sơn - Phường Chánh.
Từ năm 1961, chi bộ Thủy Dương đã móc nối được Sư bà Chân Tịnh và Sư bà Chân Thông. Sư bà Chân Tịnh trước đây là vợ của một liệt sĩ  ở huyện Phú Vang. Là một người có lòng yêu nước, khi đến tu học tại Diệu Viên, Sư bà đã tổ chức nhiều cơ sở  để làm công tác từ thiện : xây dựng trường mẫu giáo, ký nhi viện, khu dưỡng lão và xây dựng bệnh xá Diệu Viên để chữa bệnh miễn phí cho nhân dân.
Đây là một cơ sở cách mạng hợp pháp, có nhiều điều kiện thuận lợi để chuyên chở lương thực, thực phẩm, thuốc men mà không bị địch kiểm soát. Từ những năm 1961-1965, chi bộ chưa phát huy hết khả năng của Diệu Viên, vì trong thời gian này, các vùng cơ sở của ta như Xuân Sơn - Phường Chánh, xóm Lò và các gia đình cơ sở khác đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu của cách mạng.
Đến năm 1969 phong trào cách mạng Thủy Dương bước vào thời kỳ khó khăn. Các vùng cơ sở Xuân Sơn - Phường Chánh, xóm Lò bị gom dân, các gia đinh cơ sở tạm lắng . Bọn “Bình định nông thôn” ở rải khắp trong dân để ‘’cùng ăn, cùng ở, cùng làm’’ mà thực chất là kim kẹp nhân dân, ngày đêm tìm sục các cơ sở cách mạng. Trong tình hình đó, chi bộ Thủy Dương  đã  vào bám trụ tại chùa Diệu Viên để phát huy thế hợp pháp thuận lợi. Sư bà đã giành riêng cho đội công tác 1 phòng bí mật ở trong chùa, được cung cấp những bộ quần áo tu sĩ để hoá trang mỗi lần cần lên thành.
Hàng ngày chiết xe rép màu trắng của chùa vào thành phố Huế để chở lương thực, thực phẩm cho trẻ em Ký nhi viện và cho người già ở khu dưỡng lão, kết hợp chở lương thực, thực phẩm về cho cách mạng.
Cho đến ngày giải phóng, cơ sở Diệu Viên đã cung cấp cho cách mạng  hàng chục tấn gạo và các loại lương khô như bánh đậu, bánh in... kết hợp chở thuốc men cho bệnh xá; các sư bà cũng đã cung cấp cho cách mạng hàng tạ thuốc men, bông băng và cả một bộü dụng cụ giải phẩu giá trị .
Cơ sở Diệu Viên  cũng là nơi che dấu  cán bộ, đảng viên hoạt động hợp pháp nhưng bị lộ, phải vào đây để trốn tránh, hoặc vào một thời gian để chữa bệnh, an dưỡng. Các đồng chí Ngô Thanh Hiếu, Ngô Trực, Phùng Hữu Thanh, đồng chí Kim... đã được cơ sở Diệu Viên nuôi dưỡng, chữa bệnh.
Từ chùa Diệu Viên, Chi bộ Đảng cũng đã thành lập một đường dây liên lạc do sư bà Chân Thông phụ trách, đã thường xuyên chuyển công văn, chỉ thị, truyền đơn vào cơ sở của Thành qua sư bà Chân Hảo ở Huế.
Cơ sở chùa Diệu Viên là một cơ sở cách mạng quan trọng có nhiều cống hiến cho đến ngày giải phóng.
c. Thành lập hai đường dây liên lạc Dương- Phương và An -Dương:
Cho đến những năm 70, yêu cầu liên lạc của Huyện ủy Hương Thủy về các xã Thủy Thanh, Lang Xá, Đồng Di... ngày càng cao. Trong lúc đó địa bàn Thủy Dương, chính quyền tay sai và bọn “Bình định” kềm kẹp nhân dân hết sức nặng nề. Chúng quyết tâm xây dựng Thủy Dương thành ấp tân sinh kiểu mẫu và khoe khoang tuyên bố đây là vùng “an ninh tuyệt đối”. Để cho chúng chủ quan và “ngủ quên trong chiến thắng”, chi bộ đã chủ trương hạn chế tối đa các hoạt động vũ trang, bí mật thành lập hai đường dây liên lạc hoạt động ngay trong vùng “an ninh tuyệt đối” của địch.
Hệ thống liên lạc từ chiến khu về Động Hoàng, Động Tranh, Hố Môn, vào địa bàn Thủy Dương qua hai đường:
Một đường dọc theo hàng rào ấp chiến lược giữa hai ranh giới hai xã Thủy Dương, Thủy Phương theo đường ấp Bốn rồi ra sông Lợi Nông. Đường dây này gồm có đồng chí Định làm tổ trưởng, các tổ viên là đồng chí Thí, Luận, Ty,...
Một đường dây chạy dọc theo ấp chiến lược giữa hai ranh giới hai xã Thủy An và Thủy Dương qua xóm Gióng về cống Bạc ra sông Lợi Nông. Đường dây này do đồng chí Lê Bá Nhơn, Lê Bá Côn  phụ trách.
Việc thiết lập hai đường dây theo ranh giới hai xã là một suy nghĩ hết sức sáng tạo và độc đáo của chi bộ, vì ở vùng ranh giới, ngụy  quân của hai xã  không dám đi canh phòng gần nhau vào ban đêm vì sợ bắn lầm nhau. 
Việc thiết lập hai đường dây liên lạc trên đã giúp Huyện ủy, Thành ủy  chỉ đạo kịp thời các xã của huyện Hương Thủy, Phú Vang tổ chức lực lượng, chuẩn bị điều kiện để tham gia chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng.
Ngày 20-3-1975 đội công tác An- Dương gồm các đồng chí Phùng Hữu Dương, Phạm Quang Huy, Nguyễn Thị Sen  được Huyện ủy quyết   định  cho về bám trụ tại hai xã Thủy An, Thủy  Dương  để tổ chức, xây dựng cơ sở chuẩn bị  cho cuộc tổng tấn công chiến lược  1975.
Ngày 24 -3-1975,  hai trung đội nghĩa quân ngụy ở Thủy Dương được  lệnh di tản vào Đà Nẵng, nhân dân đã làm binh vận lôi kéo được 8  nghĩa quân  vứt súng xuống sông trở về với gia đình.
Ngày 26-3 - 1975, đồng chí NguyễnThị Phụng cùng với 1 tiểu đội du kích từ Thủy Thanh vào giải phóng Thủy Dương, tổ chức mít tinh chào mừng Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.
    Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Thủy Dương diễn ra hết sức gay go và quyết liệt. Do vị trí chiến lược quan trọng nên Mỹ ngụy đã tập trung những nổ lực cao nhất, những thủ đoạn thâm độc nhất để ngăn chặn và bình định cho được Thủy Dương, thực hiện cuộc “chiến tranh giành dân”, quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thủy Dương đã chịu đựng nhiều hy sinh anh dũng để duy trì và phát triển phong trào, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước.
Có được những thành tựu đó là nhờ Chi bộ Thủy Dương đã được cấp trên chỉ đạo cụ thể và sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của Thủy Dương. Đã vạch cho Thủy Dương một cách đánh giặc mang đặc trưng riêng của địa phương mình: Đó là việc xây dựng các cơ sơ sở cách mạng Xuân Sơn - Phường Chánh, xóm Lò thành những bàn đạp vững chắc; đã thiết lập, duy trì và bảo vệ một hệ thống đường dây liên lạc theo yêu cầu của Tỉnh-Thành- Huyện. Đó là một phương pháp, một hình thức đánh giặc mang đặc trưng riêng thích hợp với địa bàn Thủy Dương trong suốt quá trình chống Mỹ cứu nước.
Hơn hai mươi năm, âm mưu thâm độc của kẻ thù là tiêu diệt bằng được phong trào cách mạng Thủy Dương, xóa bỏ mọi truyền thống yêu nước của nhân dân, biến Thủy Dương từ một xã anh hùng trong kháng chiến chống Pháp thành một vùng đất trắng do chúng khống chế. Do đó, cứ hễ có hoạt động cách mạng thì chúng lại thay đổi thủ đoạn và âm mưu ngày càng xảo quyệt, tàn khốc và mị dân hơn.
Đối với cách mạng, tư tưởng xuyên suốt của cán bộ nhân dân Thủy Dương là quyết sống còn, bất chấp mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Đó là cuộc chiến đấu với những điệu kiện hết sức khắc nghiệt. Có hoạt động bị dìm trong máu lửa, phải tạm lắng rồi tổ chức chuẩn bị và hoạt động, rồi lại bị bắn phá. Đó là một cuộc chiến đấu mà nhiều lần phải xây dựng lại từ đầu, cứ xây dựng phong trào cách mạng lại bị đánh phá ác liệt. Vì thế, phong trào cách mạng Thủy Dương không sôi động như các địa phương khác. Song, cách mạng ở Thủy Dương đã thắng lợi vì đã bảo vệ được sự sống còn của cách mạng, đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững được cách mạng trong lòng dân, tổ chức các cơ sở bí mật, thiết lập hệ thống  đường dây liên lạc. Đó là cống hiến lớn của phong trào cách mạng Thủy Dương, khẳng định sự thất bại của địch, vì kẻ thù không thể biến Thủy Dương thành một vùng đất trắng như chúng mong ước.
Trong quá trình chiến đấu, cán bộ Đảng viên Thủy Dương thể hiện cao Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù gian khổ nhưng vẫn kiên trì bám trụ, người này hy sinh, người  khác đứng lên lãnh đạo nhân dân, duy trì phong trào cho đến ngày toàn thắng. Theo yêu cầu của cách mạng, cán bộ Thủy Dương  đã được phân công hoạt động từ cấp Tỉnh, Thành, Huyện đến nhiều xã trong địa bàn Hương Thủy. Do đó, trong những trang sử đấu tranh oanh liệt của Tỉnh, Thành, Huyện Hương Thủy và các xã Thủy Thanh, Thủy Phương, Thủy Bằng...có nhiều chiến công của cán bộ, Đảng viên Thủy Dương đóng góp.
Nhân dân Thuỷ Dương  với lòng yêu nước nồng nàn dù cách mạng có thuận lợi hoặc khó khăn, dù kẻ địch sử dụng những thủ đoạn thâm độc từ trấn áp bằng bạo lực, dụ dỗ bằng vật chất, nhưng lòng người Thủy Dương vẫn hướng về cách mạng, tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ kính yêu. Dù đầu rơi máu chảy, nhà cửa bị đốt phá, ruộng rẫy bị bỏ hoang, cơm phải độn sắn nhưng vẫn nhường cơm xẻ áo  nuôi giấu cán bộ Đảng viên.
Thanh niên Thủy Dương là mũi xung kích trong phong trào cách mạng, là một trong những lực lượng có phong trào thoát ly sớm nhất trong Tỉnh. Thanh niên Thủy Dương chiến đấu rất anh dũng, chiến đấu với khí phách anh hùng: “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ”.
Qua kháng chiến, cán bộ Đảng viên và nhân dân Thủy Dương đã được tôi luyện và hun đúc những truyền thống quý báu: Lòng yêu nước nồng nàn và đức tính lao động sáng tạo, cần cù “một nắng hai sương”. Những truyền thống tốt đẹp đó càng được phát huy cao độ trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

                                                                                                            (Còn nữa)                                     

                                             Trích: Lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng xã Thủy Dương (1925-1985)

                                                                                                                  NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 2-2008



BBT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.073.826
Truy câp hiện tại 543