Tìm kiếm tin tức
Lịch sử Đảng bộ Phường, Chương VI
Ngày cập nhật 23/02/2014

Thủy Dương trong chặng đường 10 năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội 1975 - 1985

        Ngày 26/3/1975, cùng với Tỉnh Thừa Thiên, Thủy Dương được hoàn toàn giải phóng. Từ đây, nhân dân Thủy Dương hoàn toàn làm chủ quê hương mình và viết tiếp những trang sử vàng của quê mình trong những điều kiện mới. Chỉ trong vòng 2 kế hoạch 5 năm ( 1976 - 1980 và 1981 - 1985), từ một xã “kiểu mẫu” về an ninh của Mỹ - ngụy, Thủy Dương đã trở thành ngọn cờ đầu thâm canh lúa của Tỉnh Bình Trị Thiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH trên địa bàn xã được xây dựng đáng kể, bình quân lương thực tính theo đấu người của nhân dân trong xã tương đối cao.v.v... Đó là một sự vươn lên rất kỳ diệu mà không phải địa phương nào cũng làm được. Vì thế, xã đã được Hội đồng Nhà nước tặng danh hiệu “ Đơn vị Anh Hùng Lao động” - Danh hiệu đó đánh dấu sự kết thúc một cách tốt đẹp của thập kỷ đã qua, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sữ của xã nhà.
1- Tình hình mọi mặt của Thủy Dương sau ngày được giải phóng :
Vì đã từng là một “xã kiểu mẫu” chống Cộng sản dưới thời kỳ Mỹ - ngụy, nên sau khi được giải phóng, những di sản của chủ nghĩa thực dân mới rất nặng nề và phức tạp.
Về chính trị và xã hội, sau ngày giải phóng, ở xã có 868 người vốn nằm trong bộ máy ngụy quyền, ngụy quân tay sai Mỹ, hay là đảng viên các đảng phái chính trị phản động ở miền Nam trước giải phóng. Trong số này có những kẻ thù giai cấp của cách mạng, nên rất phản động, đang cố tập hợp nhau lại để lén lút phá hoại công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân. Số còn lại thì có tư tưởng mặc cảm, lo lắng cho tương lai của bản  thân và con cháu, nên rất thờ ơ, lãnh đạm với chế độ, với cuộc sống mới. Tình hình nhân dân cũng rất phức tạp vì ở xã vừa có một số dân theo đạo Thiên Chúa với một nhà thờ, 20% dân theo đạo Phật với 1 Khuôn hội, 5 chùa và 36 Ni cô. Một số thanh niên trong xã  nhiễm phải lối sống không lành mạnh và những thói xấu do Mỹ - ngụy gieo rắc, sống không có danh dự gì hết. Còn nhân dân thì tuy có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần dân tộc và ý chí thống nhất nước nhà mạnh mẽ, nhưng sau hơn 20 năm bị kẻ thù nhồi nhét cho bao nhiêu thứ luận điệu chống Cộng rất phản động, bao nhiêu luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa xã hội,  Chủ nghĩa Cộng sản, đồng thời tạo cho lối sống để dàng “làm chơi ăn thật”, “không làm mà có ăn”. v. v... Nên giờ đây, nhận thức về cách mạng, về công cuộc xây dựng cuộc sống mới rất mơ hồ và lệch lạc. Hơn thế nữa, đối với một bộ phận nhân dân ở đây, chủ nghĩa thực dân mới sụp đổ, Mỹ rút đi, có nghĩa là viện trợ Mỹ và phe Mỹ không còn nữa, cuộc sống an nhàn và sung túc về vật chất sẽ không còn nữa, cho nên thâm tâm họ vẫn luyến tiếc chế độ củ, nhiều người muốn tìm cách “ra đi”, để tiếp tục có cuộc sống đó.
Về kinh tế và đời sống, sau giải phóng chỉ có 250 hec ta ruộng đất là có thể cày cấy được, còn lại một phần khá lớn là ruộng đất bị bỏ hoang hóa lâu ngày, đồng thời do bom, mìn, dây thép gai của giặc để lại, vung vãi khắp nơi, nên muốn tiến hành sản xuất  trên đó cũng không an toàn. Về lề lối sản xuất, trước giải phóng những gia đình có làm ruộng, làm rẫy  đã quen với lối “làm ruộng sạch sẽ” tức là cấy lúa rồi sẳn phân hóa học vãi xuống là cây lúa tốt. Bây giờ thì phân hóa học đâu sẵn thế nữa, mà phải cày sâu cuốc bẩm, một nắng hai sương, phải làm phân chuồng, phân bắc, phân xanh v.v... họ còn ngại ngần. Vã lại cũng chưa có nhiều trâu bò lợn để mà làm phân chuồng. Một bộ phận nhân dân trong xã chủ yếu là các gia đình binh sĩ và nhân viên ngụy quân, ngụy quyền, trước đây quen sống dựa vào các chế độ phụ cấp và lương của chế độ Mỹ - ngụy trả cho, hay quen sống theo lối tiêu thụ, mua bán hàng hóa của nước ngoài... nên càng chưa quen với nghề nông chân lấm tay bùn.
Trong khi đó thì số dân của xã, sau giải phóng tăng nhanh từ 3.000 đến 5.000 người, vì nhiều người dân đi phân tán các nơi trong chiến tranh, nay trở về quê hương bản quán để làm ăn, sinh sống. Số  dân mới trở về này chưa thể sản xuất ngay được, cần phải trợ cấp lương thực cho họ một thời gian, vì đa số bà con là người lao động nghèo khó.
Bên cạnh đó là những khó khăn hạn chế của nền kinh tế nông nghiệp độc canh cây lúa với giống lúa địa phương năng suất rất thấp. Vì thế, sau giải phóng, mặc dù vẫn nhận được sự trợ cấp của trên, nhiều gia đình bà con trong xã vẫn bị cái đói đe dọa.
 Về mặt văn hóa, giáo dục, do hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới mà sau giải phóng, trong  nhân dân, những phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới xin và tình trạng mê tín dị đoan, lên đồng, lên cốt, bói toán.v.v. . còn rất phổ biến và nặng nề. Bên canûh đó, do chính sách ngu dân của Mỹ - ngụy, tuyệt đại đa số nhân dân trong xã mù chữ, số trẻ em được đi học rất ít, vì trong xã chỉ có 4 địa điểm học và chỉ dạy hết chương trình cấp I, con em trong xã muốn học đến cấp II đã phải đi lên thành phố Huế. Trong xã không có một cơ sở y tế nào, nhân dân không được hướng dẫn gì hết về công tác vệ sinh phòng dịch, không biết cách chữa ngay cả những bệnh thông thường nhất cho mình và cho con cái v.v...
Trước di sản nặng nề như vậy, mà lực lượng đảng viên trong xã ngay sau khi giải phóng chỉ có 3, 4 đồng chí, các đoàn thể quần chúng chưa có v.v...Nếu không có sức mạnh tổng hợp có tính chất áp đảo của cách mạng trên phạm vi cả nước, và không có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức thống nhất nước nhà của nhân dân, thì ở Thủy Dương sau giải phóng, lực lượng thù địch với cách mạng có thể bóp chết lực lượng cách mạng một cách dễ dàng.
Tóm lại, sau ngày giải phóng, Thủy Dương vừa gặp phải những khó khăn, phức tạp chung của toàn miền Nam, vừa có những khó khăn riêng của một vùng trọng điểm “bình định” của Mỹ - ngụy trong những năm chiến tranh. Những khó khăn, phức tạp đó, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủy Dương phải nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, phải dũng cảm, sáng tạo và bền bỉ phấn đấu thì mới đưa xã nhà tiến lên đáp ứng được yêu cầu của cách mạng.
II/ Thủy Dương trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980  :
1/ Hai năm khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân để tạo đà tiến lên (1975- 1976) :
Sau ngày hòan toàn giải phóng, chi bộ đảng ở Thủy Dương có 4 đảng viên do đồng chí Trần Văn Tranh được cấp trên chỉ định làm bí thư. Mặc dù lực lượng mỏng như vậy, nhưng dựa vào sức mạnh của cách mạng cả nước và dựa vào các nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên, dựa vào lòng yêu nước của nhân dân, chi bộ đã quán xuyến được mọi công việc bề bộn của một xã mới giải phóng.
Công việc đầu tiên chi bộ quan tâm đến là vấn đề xây dựng chính quyền nhân dân và tổ chức các đoàn thể quần chúng như đoàn Thanh niên, phụ nữ v.v... để tổ chức tập hợp nhân dân trong xã, thực hiện các công tác cấp bách của cách mạng đề ra. Việc này nhờ sự chỉ đạo và giúp đở của chính quyền và đoàn thể ở Huyện Hương Thủy, nên đã hoàn thành nhanh chóng. Cụ thể như sau : Uíy Ban nhân dân cách mạng lâm thời của xã do đồng chí Phùng Hữu Dương thực tế phụ trách. Dưới ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, ở các thôn, các ấp đều có người phụ trách để nắm tình hình và tổ chức nhân dân trong đơn vị mình. Hổ trợ đắc lực cho UBND Cách mạng xã là Đoàn thanh niên do đồng chí Phạm Quang Huy phụ trách.
Để làm đà đi lên cho phong trào quần chúng, chỉ mấy ngày sau khi toàn miền Nam được giải phóng, chi bộ, chính quyền, đoàn thanh niên và phụ nữ xã  đã huy động nhân dân mang theo nhiều cờ đỏ sao vàng và cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tập trung tại trụ sở chính quyền cách mạng (tức trụ sở UBND xã ngày nay) để mít tinh chào quê hương Thủy Dương và toàn miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Nó đã gây một không khí hồ hởi, phấn chấn trong nhân dân, làm cho nhân dân gần gủi nhau hơn, đồng thời cũng hiểu biết và cách mạng, về chính quyền cách mạng nhiều hơn. Đó là một điều quan trọng để sau đó, mọi phong trào quần chúng ở xã diễn ra thuận lợi.
Sau sự kiện trên, sang năm 1976, có nhiều sự kiện chính trị quan trọng làm tăng thêm khí thế cách mạng và trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân trong xã.
Đó là, ngày 25/4/1976, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thủy Dương đã phấn khởi tham gia cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất cả nước Việt Nam thống nhất.
Đó là, ngày 7/11/1976, nhân dân Thủy Dương lại càng phấn khởi đi cầm lá phiếu bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có Hội đồng nhân dân của xã mình, người trực tiếp đại diện cho nhân dân toàn xã, bàn bạc và quyết định các công việc lớn lao của xã.
Qua 2 cuộc bầu cử đó, nhân dân Thủy Dương có điều kiện để thấy rõ, chế độ mới thực sự là một chế độ của dân, do dân, vì dân. Nó thể hiện trước tiên ở các cuộc bầu cử của chế độ mới đều thực sự tôn trọng quyền tự do, dân chủ lựa chọn của nhân dân, khác xa những cuộc bầu cử dưới thời Mỹ - Diệm, Mỹ - Thiệu. Sau cuộc bầu cử HĐND các cấp ngày 7/11/1976. UBND và bộ máy phụ trách các ngành, các đoàn thể của xã được kiện toàn. UBND do đồng chí Phùng Hữu Dương, làm chủ tịch, được nhân dân xã hết lòng ủng hộ.
Bước sang tháng 12 năm 1976, cùng với cả nước, nhân dân Thủy Dương sống trong không khí sôi nổi thi đua chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng, họp từ ngày 14 đến 20/12/1976. Theo dõi đại hội, đặc biệt sau đó được học tập đường lối của Đảng về hòa hợp dân tộc, về xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước, càng làm cho nhân dân Thủy Dương yên tâm phấn khởi, tin tưởng vào tương lai của đất nước và quê hương mình.
Chi bộ Thủy Dương đã biết nhân dịp các sinh hoạt và các sự kiện nói trên để phát động tư tưởng toàn dân trong xã, biến nó thành hành động cách mạng đẩy mạnh mọi mặt hoạt động trong xã nhằm phục vụ kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà tiến cho những năm tiếp theo và đã đạt được những thành tựu to lớn bước đầu.
a/ Về mặt kinh tế :
Năm 1975 khi đã xây dựng thành công hệ thống chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng trong toàn xã, chi bộ Thủy Dương đã tập trung chú ý vào việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân tích cực khôi phục kinh tế đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, nhằm giải quyết cái thiếu cái đói trước mắt cho nhân dân.
Trước hết là lo đào mương, vét cống, đắp đập thoát nước hay giữ nước để bảo đảm chủ động nước tưới tiêu cho diện tích ruộng đã có, trong đó một phần khá lớn là những ruộng sâu, trũng.
Thứ hai là chú ý công tác khai hoang phục hóa để mở rộng diện tích sản xuất. Cụ thể là cho đến hết năm 1976, đã khai hoang phục hóa 150 hec ta ruộng đất, đưa tổng diện tích canh tác từ 250 hec ta lên 400 hec ta, đưa bình quân ruộng đất theo nhân khẩu từ 750 m2  năm 1975 lên 800 m2 năm 1976.
Thứ ba là lợi dụng đất gò, đồi ở phía tây đường số 1 để phát triển trồng hoa màu như sắn, khoai lang.
Để đẩy mạnh tất cả 3 mặt trận trên, đồng thời để hướng dẫn nhân dân dần dần vào làm ăn tập thể, chi bộ và chính quyền xã đã lãnh đạo xây dựng 76 tập đoàn sản xuất, mỗi tập đoàn gồm một số gia đình có số ruộng đất từ 4 đến 5 hec ta để bà con giúp đở, đổi công, vần công với nhau về công việc nhà nông và về đời sống vật chất và tinh thần. Trong khi đó, xã cũng rất chú ý đến việc du nhập các giống lúa mới vào đồng ruộng của  mình để nâng cao năng suất đồng ruộng.
Kết quả của những biện pháp tổng hợp nói trên là dần dần giảm phần Nhà nước vừa bán, vừa trợ cấp và cho vay để bảo đảm đời sống. Đến năm 1977 thì hoàn toàn tự túc được vấn đề lương thực cho nhân dân trong xã. (Năm 1975 Nhà nước phải chi viện dưới các hình thức tới 70 tấn lúa), trong khi ấy, số dân của xã đã tăng lên nhiều do việc nhiều người phiêu tán trong chiến tranh, nay trở về quê hương sinh sống.
b/ Về văn hóa, giáo dục, Y tế :
Trước hết, chi bộ đã lãnh đạo việc chăm lo việc học hành cho con em trong xã. Trong điều kiện khó khăn, ngay sau giải phóng, nhà trường của xã vẫn duy trì tốt việc dạy và học. Đến năm 1976, kết hợp nhân dân và nhà nước cùng làm, xã đã xây dựng thêm trường cấp II với những phòng học khang trang và đầy đủ phương tiện tối thiểu cần thiết cho cả thầy và trò, dạy và học. Con em  những xóm ấp ở tương đối xa như Xuân Sơn, Phường Chánh cũng được bảo đảm việc học. Cuối năm học 1975 - 1976, tỷ lệ học sinh khá giỏi đã đạt 50%.
Bên cạnh lo cho thế hệ tương lai, là việc lo cho người lớn. Ngay từ nữa sau năm 1975, xã đã chăm lo việc này. Đến năm 1976, xã mở 32 lớp xóa nạn mù chữ và 25 lớp bổ túc văn hóa cho nhân dân, với tổng số học viên là 351. Đến năm 1976, xã đã được công nhận là xóa xong nạn mù chữ và là xã điển hình của Huyện Hương Thủy về mặt này. Bên cạnh đó là đã thực hiện việc phổ cập bổ túc văn hóa cấp I cho nhân dân.
Thoát nạn mù chữ và trình độ văn hóa được nâng cao đã giúp nhân dân Thủy Dương thực hiện quyền làm chủ về chính trị của mình trong các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp trong năm 1976, đồng thời giúp nhân dân tiếp thu được những kỹ thuật mới, áp dụng giống mới trong sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng của mình.
Bên cạnh đó, công tác văn hóa, thông tin cũng được đẩy mạnh. Đội công tác văn hóa, thông tin của xã đã được thành lập sớm và và tích cực hoạt động như là tổ chức phát thanh tin tức thời sự, chính sách; vẽ tranh, làm áp phích, kẽ khẩu hiệu để tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân làm theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; cũng như các chủ trương, biện pháp, chỉ tiêu phấn đấu các mặt của địa phương, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình kiểu mẫu về nếp sống mới.
Tính đến hết năm 1977, đội công tác thông tin, văn hóa của xã đã thực hiện được 356 lần phát thanh, tin tức và xây dựng hiện trường (vẽ áp phích, kẽ khẩu hiệu, dựng Pa nô, dựng và trang trí sân khấu, tổ chức triển lãm tranh ảnh.v.v...). Phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới trong nhân dân cũng được đẩy mạnh. Năm 1976 có 671 gia đình được công nhận  là gia đình mẫu mực, 112 gia đình được công nhận là gia đình kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 81% trong tổng số gia đình, nạn mê tín dị đoan và các tệ nạn của xã hội củ đã giảm hẵn đi. Nhân dân không còn tin vào thánh thần nữa.
Năm 1976, xã mở 2 lớp học Mẫu giáo ở vùng trọng điểm dân cư của xã để chăm sóc, giáo dục con trẻ từ tuổi còn thơ, đồng thời tạo diều kiện cho chị em phụ nữ yên tâm đẩy mạnh sản xuất, có thì giờ học thêm văn hóa và tham gia công tác xã hội, hai lớp trên đã có trên 90 cháu đi học.
Công tác văn nghệ quần chúng cũng được chú ý. Năm 1976, đội văn nghệ nghiệp dư  của xã được thành lập và tích cực hoạt động để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.
Về y tế, ngay từ sau ngày giải phóng, chi bộ và chính quyền nhân dân kiên quyết lập ra trạm y tế xã. Được sự gíup đở của ngành y tế cấp trên và sự quan tâm của lãnh đạo xã, trạm xá đã hoạt động một cách có kết quả trong việc phổ biến kiến thức vệ sinh - phòng dịch - phòng bệnh cho nhân dân, tổ chức và chỉ đạo việc nạo vét, san lấp các cống rãnh, các vũng nước bẩn trong làng xóm, làm sạch các điểm nước ăn, nước uống...Tóm lại là trạm y tế xã góp phần tích cực vào cuộc vận động làm”sạch làng tốt ruộng”, đồng thời tổ chức tiêm phòng dịch, tích cực chữa các bệnh thông thường cho nhân dân địa phương.
Trên cơ sở những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế nói trên mà đời sống nhân dân dần dần được ổn định và có phần được cải thiện. Đồng thời an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được bảo đảm. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chế độ mới.
Những thành tựu trên chỉ mới là bước đầu, nhưng đặt nó trong điều kiện một xã thuộc vùng trọng điểm “bình định”  của Mỹ ngụy trong những năm chiến tranh, đã chứng tỏ nghị lức phấn đấu vươn lên đáp ứng đòi hỏi của cách mạng một cách mạnh mẽ của cán bộ đảng viên và nhân dân Thủy Dương. Cho nên trong đoàn đại biểu dự Đại hội của Đảng bộ Tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ IV, chi bộ Thủy Dương vinh dự có được 1 thành viên, đó là đồng chí Lê Xuân Phàn, lúc ấy là bí thư của chi bộ.
Sự kiện đó là niềm cổ vũ lớn lao đối với cán bộ, nhân dân Thủy Dương đang phấn đấu vươn lên mạnh mẽ hơn trong 4 năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 theo nghị quyết Đại hội IV của Đảng.
2/ Thủy Dương phấn đấu theo nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, hoàn thành tốt đẹp kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 :
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng về kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, trong khi nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của các ngành kinh tế, xã hội và văn hóa trong cả nước, cũng đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của miền Nam trong chặng đường 5 năm. Trong đó có những điểm đáng chú ý sau đây:
- Tập trung cao độ lực lượng để tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi nhằm sớm bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội và lương thực dự trữ, coi trọng cả thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích; phát triển mạnh màu; đẩy mạnh phong trào quần chúng làm thủy lợi, làm phân bón và cải tạo đất, tạo giống mới có năng suất cao; đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm...
- Sử dụng hết lực lượng lao động, tổ chức và quản lý tốt lao động, phân bổ lại lao động nhằm tăng rõ rệt năng suất lao  động.
- Hoàn thành về cơ bản, cải tạo XHCN ở miền Nam, trong đó, đối với nông nghiệp thì tiến hành hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và cơ giới hóa, coi trọng xây dựng HTX, gắn liền xây dựng HTX với xây dựng Huyện.
- Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục và văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân. 
Dựa vào nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, theo kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh Bình Trị Thiên và Huyện Hương Phú, chi bộ đảng Thủy Dương đã vạch ra phương hướng phát triển của xã trong những năm 1977 - 1978 là : Ra sức hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bằng cách tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, tăng cường trồng hoa màu nhằm tự túc vững chắc vấn đề lương thực cho nhu cầu của xã, đồng thời đóng góp với cấp trên. Tiếp tục phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân bằng cách tận dụng hết lao động, đẩy mạnh làm thủy lợi, làm phân bón, đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò để giải quyết sức kéo, đồng thời phát triển chăn nuôi lợn, gà để tăng nguồn thực phẩm. Trên cơ sở sản xuất được đẩy mạnh, công ăn việc làm được giải quyết mà dần dần cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân; mở mang sự nghiệp văn hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đồng thời tăng cường hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của bộ máy chi bộ và chính quyền; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh để giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn xã; thực hiện tốt việc tuyển quân, góp phần bảo về Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
a/  Về cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế  :
Trong hai năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xã đã xây dựng 76 tập đòan sản xuất và hình thức đó đã phát huy tác dụng của nó trong thời kỳ khôi phục kinh tế. Nhưng  muốn thực sự ngăn chặn hiện tượng nông dân tự phát phân hóa thành giàu nghèo và tiến theo con đường phi XHCN thì nhất thiết phải đưa nông dân trong xã đi theo con đường hợp tác hóa nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa. Vì thế, trước khi bước vào vụ đông xuân 1977 - 1978, theo kế hoạch chỉ đạo của Huyện Ủy Hương Phú, Thủy Dương thành lập Ban vận động thành lập Hợp tác Xã nông nghiệp do đồng chí Phùng Hữu Dương làm trưởng ban, bao gồm đại diện các giới, các đoàn thể như chị Lê Thị Khoai, Mẹ Thê v.v... Ngoài ra còn có một số cán bộ của Huyện ủy Hương Phú cử về giúp xã chỉ đạo và  theo  dõi phong  trào. Trong khi tại xã, ban vận động và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, bàn  bạc để cho nhân  dân thông suốt chủ trương và tự nguyện tham gia thì xã cử một số người ra Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tìm hiểu cách thức tổ chức hợp tác xã và các vấn đề như quản lý nhân lực, lập kế hoạch sản xuất, lập phương án ăn chia, vấn đề điều hòa cho những đối tượng thuộc diện chính sách...
Khi mọi việc đã chín muồi, đến ngày 5/11/1977, xã tổ chức đại hội thành lập
HTX nông nghiệp Thủy Dương theo quy mô toàn xã. Đại hội diển ra trong không khí
tưng bừng phấn khởi của 99% nhân dân trong xã tự nguyện gia nhập HTX. Đại hội đã bầu đồng chí Phùng Hữu Dương làm chủ nhiệm đầu tiên của HTX.

HTX nông nghiệp Thủy Dương  được thành lập theo quy mô toàn xã và có 99% nhân dân trong xã tham gia, đã đánh dấu một bước chuyển biến cực kỳ quan trọng và sâu sắc trong đời sống của nhân dân xã nhà, đánh dấu thắng lợi có tính chất quyết định của cách mạng quan hệ sản xuất và của con đường XHCN so với con đường tư bản chủ nghĩa ở Thủy Dương. Nó chứng tỏ toàn dân Thuỷ Dương tuyệt đối tin tưởng vào con đường đi lên CNXH do Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra cho nhân dân, mà chi bộ Đảng ở Thủy Dương là người vận dụng một cách sát hợp với tình hình của xã.
Cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp tiến hành thắng lợi đã phát huy ngay tác dụng về mọi mặt. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng (lúc này đã được tăng cường thêm một số Đảng viên từ miền Bắc hay từ quân đội xuất ngủ về quê hương), Ban chủ nhiệm HTX đã vạch ra phương hướng phát triển sản xuất cơ bản của HTX là : “Tận dụng đất đai của cả 3 vùng : ruộng thấp, ruộng bậc thang và vùng gò đồi  mà đẩy mạnh sản xuất lương thực (trong đó lúa là chính) làm cơ sở để đi lên; tận dụng vùng gò đồi để thâm canh lúa và màu, để giải quyết vững chắc vấn đề lương thực. Đẩy mạnh chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, lợn để giải quyết  sức kéo, phân bón hữu cơ cho việc canh tác và cải tạo đất. Mở rộng và phát triển ngành nghề thủ công nghiệp để phân bổ và tận dụng hết lao động, nhằm bảo đảm và tăng thu nhập cho xã viên, bảo đảm tích lũy  để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho HTX, để tái sản xuất mở rộng và làm nghĩa vụ đối với cấp trên...” 
Nhờ xác định phương hướng đúng mà mọi mặt hoạt động của HTX phát triển một cách nhịp nhàng và đạt những thành tựu đáng tự hào.
Trước hết, xã và HTX chủ  trương  muốn  đẩy mạnh sản  xuất  nông nghiệp thì thủy lợi phải đi trước một bước. Ở Thủy Dương thủy lợi càng quan trọng, vì đồng ruộng Thủy  Dương vừa có vùng thấp  dể  bị ngập úng, vừa  có ruộng  bậc thang dể bị
khô cháy. Vì thế, dựa vào lực lượng xung kích của thanh niên, HTX thành lập đội chuyên làm thủy lợi, đồng thời tổ chức chiến dịch toàn dân làm thủy lợi. Với việc căn bản hoàn  thành công tác thủy lợi,  đồng ruộng Thủy Dương được  cả  một hệ  thống cống dẫn và thoát nước, hệ thống mương mán và bờ vùng chia thành 7 phân vùng, lợi dụng sông Lợi nông và các hói, các ao hồ để tưới tiêu nước một cách tương đối chủ động.
Giải quyết công tác thủy lợi một cách tạm ổn thì mới có thể đẩy mạnh cải tạo đất, thâm canh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tích cực chăm sóc đồng ruộng, chọn giống và áp dụng giống mới. Hợp tác xã đã thành lập đội chọn giống có nhiệm vụ xác định những giống lúa thích hợp trên đồng ruộng của xã. Năm 1978, trên cơ sở thí nghiệm thành công, HTX thay được trên 30% diện tích gieo cấy và năm 1980 thì sữ dụng giống mới trên toàn bộ đồng ruộng của xã.
Nhờ những biện pháp tổng hợp như thế mà sản xuất lương thực của xã phát triển vững chắc cả về năng suất và sản lượng.
Về năng suất, năm 1978 đạt 45 tạ/ha, đến năm 1980 đạt 60 tạ/ha (trong khi đó những năm 1975 - 1977, lúc cao nhất chỉ đạt 30 tạ/ha)
Về sản lượng, năm 1975 đạt 800 tấn lúa; năm 1978 đạt 1.373 tấn; năm 1979 đạt 1.820 tấn; năm 1980 đạt 2.069 tấn, tăng 2,5 lần so với năm 1975. Mức ăn bình quân về lương thực theo đầu người hàng tháng tăng lên rõ rệt, mặc dù dân số tăng, ví dụ :
Năm 1976 là 8,7 kg/khẩu.
Năm 1980 là 15 kg/khẩu.
Bên cạnh sản xuất lương thực, xã cũng chú ý đẩy mạnh chăn nuôi, đàn lợn của xã năm 1975 có 1.000 con, sang năm 1978 đã tăng lên gấp đôi. Đàn trâu bò năm 1975 có 150 con, năm sau lên 200 con, những năm sau tiếp tục tăng lên. Chăn nuôi gia cầm năm 1978 so với năm 1975 cũng tăng 80%.
Nhờ chăn nuôi phát triển mà HTX giải quyết được sức kéo, lại có nhiều phân hữu cơ cho việc thâm canh đồng ruộng tăng nguồn thực phẩm trên địa bàn xã, đồng thời đời sống nhân dân cũng được cải thiện.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã Thủy Dương còn chú trọng mở rộng và phát triển các ngành nghề để vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập cho xã viên. Cụ thể là năm 1976 các nghề mộc, rèn, nung vôi, sản xuất gạch ngói ... được tổ chức thành tổ hợp, hay bắt đầu khai trương để sản xuất thêm một phần dụng cụ vật liệu xây dựng cho những nhu cầu của nhân dân và tập thể trong xã.
Cũng trong năm 1976, Hợp tác xã Tín dụng được thành lập phục vụ tốt cho sản xuất và những nhu cầu chi tiêu của nhân dân, tránh được tình trạng tư nhân cho vay nặng lãi, theo lối bắt chẹt người gặp khó khăn.
Hợp tác xã mua bán của xã tuy được thành lập sớm, nhưng năm 1976, trung bình mỗi cổ phần chỉ có 100 đồng/ năm. Trong những năm từ 1978 đến 1980, trung bình mỗi cổ phần lên tới 3.000 đồng, nên mặt hàng phục vụ phong phú đa dạng hơn nhất là các mặt hàng thiết yếu cho gia đình nông dân xã viên.
Tóm lại, trên lĩnh vực caỉ tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, đến năm 1980, Thủy Dương đã đạt được những thành tựu  thật đáng kể. Những thành tựu đó, chứng tỏ cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật gắn liền với nhau, hổ trợ cho nhau. Những thành tự đó làm cho nhân dân trong xã càng tin tưởng hơn nữa vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ mới, vào con đường làm ăn tập thể và tương lai của mình. Quan hệ xã hội trong xã do đó trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn; làng xóm vui tươi, ấm cúng và trở nên thân thiết hơn đối với mọi nhà, mọi người.
b/ Về văn hóa giáo dục :
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa“, Thủy Dương rất chú ý đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, phát triển sự nghiệp giáo dục để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và giáo dục bồi dưỡng con em của xã thành những người hữu ích cho xã hội.
Về mặt giáo dục, Thủy Dương coi trọng cả bổ túc văn hóa, giáo dục phổ thông cơ sở và Mẫu giáo, nhà trẻ. Cụ thể là trong những năm này xã tiếp tục hoàn thành  phổ cập cấp I, đồng thời bắt đầu tiến hành phổ cập cấp II bổ túc văn hóa cho đối tượng I. Tính trung bình trong những năm 1977 - 1980, cứ 5 người dân thì có 1 người đi học bổ túc văn hóa.
Về giáo dục phổ thông, năm 1980, trường phổ thông của xã đã có đủ từ lớp 1 đến lớp 5, với tổng số 1.200 học sinh (năm 1975 mới có 700 học sinh cấp I). Ngoài ra, đã có nhiều em đi học cấp III ở trường Huyện hay trường ở Huế.
Năm 1980, xã mở thêm 2 lớp Mẫu giáo nữa, đưa tổng số lớp lên 4, tổng số cháu là 194. Nhà trẻ của xã cũng được mở ở vùng trọng điểm dân cư với tổng số cháu là 89. Các cháu nhà trẻ và mẫu giáo được chăm sóc chu đáo. Cô nuôi dạy các cháu được lựa chọn và được đào tạo về nghề nghiệp, nên phần đông các cháu thích đến trường.
Công tác thông tin, văn hóa - văn nghệ cũng được đẩy mạnh, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị của xã, đồng thời tổ chức tốt các ngày kỹ niệm lớn như kỹ niệm 60 năm Cách mạng tháng Mười (1977); 35 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1979); 35 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; 90 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.v.v.. trong năm 1980. Năm 1980 đội văn nghệ của xã được xếp thứ nhì Hội diễn văn nghệ quần chúng toàn Huyện Hương Phú.
Những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục góp phần làm đẹp thêm trang sử vàng của xã.
c/ Về Quốc phòng và An ninh :
Chi bộ, chính quyền và nhân dân Thủy Dương nhận thức rất rõ rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với việc bảo vệ vững chắc những thành quả đó. Trong cả nước đã vậy, mà trên địa bàn của xã nhà cũng vậy. Vì thế, một mặt xã đã tổ chức tốt nhiều đợt sinh hoạt chính trị, nâng cao nhận thức về tình hình đất nước; về âm mưu của bọn đế quốc và phản động bên ngoài cấu kết, móc nối với bọn phản động bên trong và tại chổ để xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ chế độ mới, sẵn sàng gây rối và phá hoại để gây hoang mang, dao động, hoài nghi và mất ổn định trong nhân dân. Trên cơ sở đó, xã phát động tinh thần làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, đồng thời tổ chức chặt chẽ lực lượng chuyên làm công tác này trên địa bàn xã như dân quân tự vệ, công an, xã đội.
Xã chú ý động viên, giáo dục những người có liên quan với chế độ củ xóa bỏ những mặc cảm không lành mạnh để vươn lên mạnh mẽ trong chế độ mới, xứng đáng với chính sách khoan hồng độ lượng và chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế, đến năm 1980 có 840 người trong diện, có nhiều tiến bộ tốt, đã được trả quyền công dân. Xã chú ý vừa giáo dục, vừa quản lý chặt chẽ các đối tượng chính trị và hình sự để hạn chế những hành động tội lỗi của những đối tượng này, kéo họ xa dần con đường tội lỗi ấy.
Bằng những biện pháp tổng hợp nói trên, trong thời gian này, xã đã ngăn chặn được 13 vụ phá rối. Đặc biệt trong dịp Tết Mậu Ngọ (đầu 1978), phối hợp chặt chẽ với lực lượng của cấp trên, xã tóm gọn 7 tên đầu sỏ của một tổ chức phản động và buộc 22 tên khác ra đầu thú. Vụ này đã được tòa án ta xữ công khai, vừa nghiêm  minh, vừa công bằng làm cho nhân dân trong xã tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng nhân dân, của chế độ nên càng yên tâm, phấn khởi thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Chính trong khí thế chung đó, lực lượng dân quân tự vệ của xã đã luôn luôn đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng. Đồng thời trong những năm này, 200 con em Thủy Dương phấn khởi đi làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, đạt 110% chỉ tiêu cấp trên giao. Trên chiến trường Tây nam và chiến trường phía Bắc chống bọn phản động quốc tế và bọn bành trướng Bắc Kinh, con em Thủy Dương đã chiến đấu anh dũng và có người đã ngã xuống góp phần làm cho quê hương Thủy Dương và đất nước được yên lành.
Tóm lại, từ 1976 đến 1980, thời gian ấy là cực kỳ ngắn ngủi so với lịch sử, nhưng từ xuất điểm của một miền quê bị quân thù dày xéo, vùi dập tất cả để biến thành một “pháo đài” chống Cộng sản của chúng, Thủy Dương đã vươn lên mạnh mẽ, nhanh chóng khôi phục kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển sức sản xuất, cải tạo tư tưởng con người, phát triển văn hóa - giáo dục, giữ vũng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hoàn thành vượt mức kế hoạch tuyển quân và công tác quân sự địa phương, bảo đảm và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.v.v... làm cho xóm làng, đồng ruộng, xã hội, con người đều đổi mới. Thật đúng là :


    Đời trẻ lại, tất cả đều Cách mạng
    Rũ sạch cô đơn, riêng lẽ, bần cùng
    Quê hương ta ròn rã cuộc vui chung
    Người hợp tác nên lúa dày thêm đó
    Đường mở ngục - Những hàng dương liễu nhỏ
    Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
    Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm
    Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. 

                           (Thơ Tố Hữu)


      Năm 1980, Thủy Dương được Hội Đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III, những thành tựu đó hứa hẹn một sự phát triển mạnh mẽ của những năm tiếp theo.
III/ Thủy Dương trở thành “Đơn vị Anh hùng” trong kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 :
Đại hội toàn quốc lầ thứ V của Đảng đã thông qua những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, trong đó có nhiều điều đã chỉ ra con đường tiếp tục đi lên tất yếu của nông thôn xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó có Thủy Dương, đó là những điểm sau đây :
“Lương thực và thực phẩm là vấn đề bức thiết  nhất  và rất cơ bản mà chúng ta phải giải quyết để ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng” Cho nên “ Tập  trung sức phát triển nông  nghiệp  một bước lên sản xuất lớn XHCN là một chủ trương chiến lược có tác dụng cực kỳ to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội”.
- “ Các địa phương phải phát huy thế mạnh của mình, cố gắng tới mức cao nhất để giải quyết lương thực, thực phẩm tại chổ, cố gắng tự cân đối lấy nhu cầu lương thực, thực phẩm theo cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hợp với điều kiện cụ thể từng nơi, bằng những biện pháp tích cực...”.
- “Tận lực phát triển cả lúa và màu, về lúa, hướng chính là đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, hình thành những vùng lúa cao sản có khối lượng hàng hóa lớn... Phát triển mạnh trồng ngô, khoai, sắn và các cây có bột khác, xác định đúng cơ cấu cây màu ở mỗi địa phương - Phấn đấu tạo ra dự trữ lương thực để chủ động trong mọi tình huống”.
- “Hoàn chỉnh các công trình thủy lợi đã có, làm mới những công trình thủy lợi vừa và nhỏ là chủ yếu, phát triển thủy lợi một cách hợp lý và có hiệu quả, chuẩn bị điều kiện để làm những công trình thủy lợi lớn... là điều kiện trước tiên để bảo đảm đạt mục tiêu sản xuất lương thực...”.
- “Đi đôi với trồng trọt, phải tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng nguồn thực phẩm và thêm phân bón cho cây trồng;  chú ý loại gia súc có sừng và những con ít ăn lương thực. Phải có kế hoạch cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi trong từng HTX, từng xã... để baỏ đảm nhu cầu tại chổ và bán sản phẩm chăn nuôi cho Nhà nước...”. 
Đã có Nghị quyết của Đảng chỉ cho con đường thật rõ ràng, lại được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Trị Thiên và Huyện ủy Hương Phú, chi bộ Thủy Dương quyết tâm phát huy cao độ tinh thần làm chủ và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân trong xã, đẩy mạnh phong trào thi  đua xã hội chủ nghĩa, khắc phục mọi khó khăn để đưa xã tiến lên đỉnh cao mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH và góp phân bảo vệ Tổ quốc XHCN.
1/ Thực hiện chế độ khoán sản phẩm trong nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất:
Tháng 01/ 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100 về vấn đề khoán sản  phẩm đến người lao động trong  nông  nghiệp. Cũng  thực  hiện chỉ thị đó,
nhưng Thủy Dương có cách làm riêng của mình. Cụ thể là HTX vẫn lo cho xã viên những khâu rất chủ yếu như : sức kéo, vật tư, phân bón, thuốc trừ  sâu,  giống  má, chỉ đạo mùa vụ, dẫn thủy nhập điền. Còn xã viên thì làm theo những phần ruộng khoán và tích cực chăm sóc đồng ruộng. Những xã viên có điều kiện thì có thể tăng thêm phần thâm canh, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu, để vượt mức khoán mà HTX đã đề ra cố định trong nhiều năm liền.
Ngoài việc thực hiện khoán sản phẩm, Thủy Dương còn chủ trương đẩy mạnh áp dụng tất cả 9 khâu kỹ thuật liên hoàn mà khoa học nông nghiệp nước ta đã tổng kết:
1/ Đủ nước
2/ Nhiều phân
3/ Cày sâu, bừa kỹ
4/ Giống tốt
5/ Cấy dày hợp lý
6/ Phòng trừ sâu bệnh
7/ Chăm sóc đồng ruộng
8/ Làm kịp thời vụ
9/ Cải tiến nông cụ
Trong 9 khâu kỹ thuật nói trên, khó nhất vẫn là khâu thứ nhất, nên trong thời gian này, một mặt sử dụng cao nhất và có hiệu quả hệ thống thủy lợi đã được xây dựng trong kế hoạch trước, xã quyết tâm hoàn chỉnh hệ thống ấy bằng việc xây dựng trạm bơm điện có công suất tương đối lớn, chủ yếu bằng vốn tự có và vốn nhân dân đóng góp. Trong những ngày diễn ra chiến dịch xây dựng trạm bơm điện, cả xã Thủy Dương rộn rịp, tưng bừng như những ngày hội. Đúng vào dịp kỹ niệm 10 năm Giải phóng quê hương Thủy Dương (tháng 3/ 1985) thì công trình hoàn thành về cơ bản.
Những biện pháp tổng hợp đó, đưa đến thành quả to lớn là năng suất lúa tăng đều đặn và vượt bậc. Ví dụ :
Năm 1981 là 100 tạ/ha/ năm
Năm 1984 là 120 tạ/ha/ năm
Mức lương thực bình quân theo đầu xã viên trong những năm của kế hoạch này tăng lên đều đặn va ìtăng rất nhiều so với mức bình quân hàng  năm của 5 năm trước. Ví dụ, năm 1984 mức bình quân là 600 kg so với 200 kg năm 1978. Các gia đình có khó khăn đều nhận được sự cưu mang, đùm bọc. Các gia đình thuộc diện chính sách đều được sự chăm sóc của HTX. Nghĩa vụ lương thực đóng góp cho Nhà nước của xã cũng bảo đảm đầy đủ và vượt mức. Ví  dụ năm 1981 là 750 tấn, đạt 108%, đến năm 1983 là 961 tấn, đạt 130%.
Bên cạnh cây lúa, chăn nuôi cũng có sự phát triển cân đối với trồng trọt. Năm 1984 đàn lợn của xã có tổng số 6.000 con, (gấp 3 lần so với 1976), bình quân mỗi gia đình có 3,8 đến 4 đầu lợn. Còn đàn trâu bò cày kéo có  256 con. Trong thành tích phát triển chăn nuôi, đội công tác Thú y của xã có vai trò rất lớn, góp phần tiết kiệm cho xã viên và HTX. Ví dụ, năm 1984, đội đã làm lợi cho HTX 68.567 đồng.
Với những thành tích trên, từ năm 1981 đến 1984, xã Thủy Dương được UBND Tỉnh Bình Trị Thiên công nhận và trao cờ thi đua Lá cờ đầu thâm canh lúa và sản xuất nông nghiệp của Tỉnh.
Về ngành nghề, trong những năm này, xã vừa củng cố các ngành đã có từ trước như mộc, rèn, sản xuất vôi, sản xuất gạch ngói, đồng thời mở thêm những ngành mới như thêu ren, dệt, cơ khí sữa chữa, điện.v.v... để có thêm việc làm cho xã viên mà cũng tận dụng hết khã năng về kỹ thuật, về tay nghề tiềm năng nhân dân để phục vụ những nhu cầu của nhân dân trong xã.
Hợp tác xã mua  bán của xã cũng mở rộng kinh doanh, tăng vòng quay của đồng tiền vốn, đặc biệt là kết hợp chặc chẻ với Thương nghiệp quốc doanh của cấp trên để vận động nhân dân bán sản phẩm hàng hóa cho Nhà nước theo giá thỏa thuận, thực hiện đổi hàng hai chiều giữa Nhà nước với xã viên và ngược lại. Bốn năm liền HTX mua bán Thủy Dương được công nhận là đơn vị thi đua XHCN (1981 - 1984).
2/ Những thành tựu trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế :
Phát huy những kết quả đã đạt được trong 5 năm trước, trong 5 năm 1981 - 1985, các hoạt động về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.v.v... đã tiến lên một bước mới.
Năm 1981 - 1982, xã đã xây dựng Nhà Văn hóa của xã. Tại đây có Thư viện và phòng đọc sách của xã với hàng nghìn sách về khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, về văn học - nghệ thuật và báo chí trong nước để phục vụ nhu cầu mở rộng tri thức và giải trí của nhân dân. Tại nhà văn hóa xã cũng trưng bày các hiện vật, các tranh ảnh về truyền thống của xã và HTX nông nghiệp của xã qua các thời kỳ phát triển lịch sử. Ngoài ra Nhà văn hóa - Hội trường lớn và khu sinh hoạt văn hóa của xã cũng được xây dựng tuy đơn giản nhưng đàng hoàng, lịch sự. Nhà văn hóa, khu sinh hoạt văn hóa luôn luôn có các hình thức hoạt động bổ ích lôi cuốn nhân dân và thanh niên tham gia. 6 đội văn nghệ cơ sở ở xã thường tổ chức ở đây những đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” lành mạnh, có sức hấp dẫn đối với  nhân dân. Nhờ những hoạt động này mà thanh thiếu niên của xã không còn tìm đến với những “nhạc vàng nhạc xanh” ủy mỵ và nhạc lai căng ngoại quốc vô bổ đối với tinh thần con người của chế độ củ còn sót lại hay mới bí mật du nhập vào. Một công trình xây dựng khác vừa có giá trị văn hóa, vừa có ý nghĩa xã hội, biểu hiện tình cảm biết ơn và thủy chung của các thế hệ ngày nay đối với những người đã đổ máu đào của miình để tô thắm trang sử anh hùng của xã nhà và góp phần xương máu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đó là việc xã xây dựng và khánh thành Đài Liệt sĩ của xã với tổng diện tích là 200 m2, nằm ở vị trí trung tâm và 1 thế đất rất đẹp của xã.
Bên cạnh nghĩa trang Liệt sĩ, xã rất quan tâm săn sóc các gia đình thương binh, Liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và gia đình bộ đội. Hàng năm, trong phương án ăn chia, HTX bao giờ cũng trích ra hàng trăm tấn thóc để điều hòa theo giá ưu tiên cho các gia đình này. Các dịp kỹ niệm về lịch sử cách mạng, ngày thương binh liệt sĩ, vào dịp Tết, các gia đình này đều được quan tâm giúp đở cả về vật chất và tinh thần. Con em thương binh - liệt sĩ, bộ đội làm xong nghĩa vụ quân sự trở về, được HTX ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm. Xã cũng quan tâm đến các cán bộ công nhân viên chức về nghĩ hưu trí tại quê hương; đồng thời động viên những người này tiếp tục đóng góp một cách thích hợp vào việc đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng ở xã.
Phong trào xây dựng gia đình kiểu mẫu về nếp sống văn hóa, an ninh xã hội được nhân dân hưởng ứng một cách tích cực. Năm 1984 có 451 gia đình được cấp giấy chứng nhận về mặt này.
Xã rất quan tâm và quyết tâm thực hiện vấn đề kế hoạch hóa dân số và gia đình, kiên quyết vận động nhân dân thực hiện kế hoạch sinh đẻ. Năm 1984, tỷ lệ sinh đẻ của nữ xã viên trong xã là 1,4%. Đó là một thắng lợi rất lớn trong điều kiện hiện nay.
Về mặt giáo dục, xã xây dựng cho trường phổ thông cơ sở của xã có phòng ốc tương đối khang trang, đời sống của giáo viên được HTX và lãnh đạo xã quan tâm tương xứng với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhằm giúp nhà trường thực hiện khẩu hiệu “Trường ra trường, lớp ra lớp, Thầy ra thầy, trò ra trò”, góp phần làm đẹp thêm bộ mặt của xã và để cho con em Thủy Dương được rèn luyện trong một môi trường giáo dục lành mạnh. Năm 1984, số học sinh tại trường phổ thông cơ sở của xã là 1.700 em, số học sinh đạt điểm khá giỏi trong thi lên lớp và thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 85%. Từ năm 1981 đến nay, tổ chức Đảng và chính quyền địa phương kiên quyết tạo điều kiện - cho nhà trường bảo đảm chất lượng các lớp đã thực hiện chương trình - sách giáo khoa cải cách giáo dục.
Một điểm nổi bật trong “ngọn cờ đầu Thủy Dương” là xã luôn luôn nêu cao khẩu hiệu “Vì cả Tỉnh, cùng với cả Tỉnh; vì cả nước, cùng với cả nước” - Xa hơn nữa là vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả với bạn bè đồng chí. Vì thế xã một mặt mở rộng tấm lòng đón tiếp và phổ biến kinh nghiệm của mình cho tất cả các địa  phương bạn đã có lòng đến với Thủy Dương, học hỏi, tham quan Thủy Dương,. Mặt khác, Thủy Dương cũng sẵn lòng đến các địa phương bạn để phổ biến kinh nghiệm của mình cho địa phương bạn. Cụ thể là đồng chí Lê Diên Phanh (người thay đồng chí Phùng Hữu Dương làm chủ nhiệm HTX), đã đi báo cáo kinh nghiệm ở Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Quy Nhơn, Mỹ Tho.v.v...Sự kết nghĩa giữa Tỉnh Bình Trị Thiên với Tỉnh Sà-vẳn-Na-Khệt của Lào, HTX Thủy Dương cũng đã cử người sang giúp các đồng chí Lào phát triển nông nghiệp.
Bởi tất cả những lẽ đó, Thủy Dương được cả nước biết đến, được cả nước ưu ái, cổ vũ, động viên. Nhà thơ Lưu Trọng Lư, đến thăm Thủy Dương đầu năm 1983, đã để lại những dòng thơ xúc động :


Băng đến Thủy Dương tìm gạo trắng,
Vui sao được gặp những con người
Lo từ tấm bé lên đầu bạc
Kẻ trước người sau tay nắm tay
Từ trong cây lúa nảy ra tình
Ai biết hương kia tự cội cành
Gió dẫn Xuân về càng làm nụ
Bởi xanh cây lá lại thêm xanh.


      Đặc biệt Thủy Dương được đồng chí Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn, đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, đồng chí Phó Chủ tịch trực Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu.v.v... về thăm và động viên rất ân cần. Sự quan tâm và động viên ân cần ấy của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Hội đồng Bộ trưởng chính là sự xác nhận của Đảng và Nhà nước ta, nhân dân ta đối với sự phấn đấu kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ và những thành tựu kỳ diệu của Thủy Dương.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, tổ chức Đảng của Thủy Dương  có đại biểu chính thức tham dự Đại hội, cũng là một niềm vinh dự, tự hào của Thủy Dương. Nhưng cao hơn hết, trong những niềm vinh dự, tự hào của Thủy Dương là tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc khai mạc tại Thủ đô Hà Nội ngày 17/01/1986, Thủy Dương đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu vẽ vang : “Đơn vị anh hùng” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của nhân dân ta.
Vào dịp đầu Xuân Bính Dần (1986), Thủy Dương tưng bùng và long trọng làm lễ đón nhận danh hiệu vẽ vang “Đơn vị anh hùng”. Sự kiện đó làm cho mùa Xuân Bính Dần ở Thủy Dương càng thêm hương sắc và là món quà đầu Xuân quý giá nhất đối với nhân dân Thủy Dương. Nó làm cho nhân dân Thủy Dương càng vững tin hơn nữa vào bản thân mình và vào con đường sắp đến của xã mình. Món quà đó chắc chắn sẽ động viên nhân dân Thủy Dương lập công xuất sắc trong phần còn lại của năm 1986 để hoàn thành vượt mức mọi nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1981 - 1986 trên quê hương mình.
Tóm lại, trong 10 năm từ 26/3/1975 đến năm 1986, dù xã thuộc Huyện Hương Thủy, Huyện Hương Phú hay thuộc Thành phố Huế, nhân dân Thhủy Dương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng ở địa phương, trong một thời gian ngắn ngũi, đã làm được những việc rất lớn lao; khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từng bước phát triển kinh tế một cách vững chắc, trên cơ sở đó mà không ngừng nâng cao đời sống vật chất và  văn hóa, phát triển giáo dục, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên quê hương mình, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam  XHCN, rũ sạch con người củ của mình... để vươn lên từ một xã “ Kiểu mẫu chống Cộng” của Mỹ ngụy thành một đơn vị “anh hùng lao động” và chiến đấu của chủ nghĩa xã hội. Đó là một sự thần kỳ, sự thần kỳ đó chỉ có thể có được trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng và trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, tổ chức Đảng Thủy Dương là người trực tiếp dìu dắt nhân dân mình đi tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đi tới đỉnh cao vinh dự. Nhưng cũng chính trong quá trình đó, tổ chức Đảng ở Thủy Dương cũng phát triển mạnh mẽ từ một chi bộ 3, 4 người hồi 1975 - 1976 thành một đảng bộ có gần 80 đảng viên với nhiều chi bộ trong năm 1984 - 1985. Đó là một quá trình phát triển biện chứng mà chính nhân dân Thủy Dương cũng đem lại vinh dự cho những người Cộng sản Thủy Dương. Quá trình đó chứng tỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủy Dương là những người biết tự khẵng định mình một cách rất vĩ đại.
        KẾT LUẬN

Đơn vị hành chính xã Thủy Dương xuất hiện cách đây không lâu, nhưng những bộ phận cấu thành ra xã là các làng Thanh Thủy Thượng, Thanh Dạ và cư dân của nó thì đã có từ lâu, ít nhất là từ khi vua Minh Mạng Triều Nguyễn thành lập Huyện Hương Thủy vào năm 1835.
Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam và của cư dân xứ Thuận Hóa, từ lâu nhân dân ở đây đã hình thành những truyền thống cần cù lao động và truyền thống đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm..
Chính trên cơ sở truyền thống đó mà từ khi ở Việt Nam xuất hiện những hệ tư tưởng mới, đặc biệt là hệ tư tưởng vô sản thì một bộ phận nhân dân Thủy Dương đã sớm tiếp thu. Năm 1925 -1927, một số học sinh Thủy Dương đã tham gia phong trào bãi khóa của học sinh Huế, truy điệu Phan Châu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu. Năm 1928, đã có thanh niên Thủy Dương tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, bắt đầu đem ánh sáng tư tưởng Mác - Lê Nin về Thủy Dương.
Năm 1930 - 1931, Thủy Dương đã góp vào số đảng viên đầu tiên của Đảng ta hai đảng viên là đồng chí Lê Trọng Bật, đồng chí Ngô Hữu Yên. Từ đó trở đi, dưới ánh sáng của Đảng, nhân dân Thủy Dương đã luôn luôn hòa nhịp cuộc sống của mình, gắn liền vận mệnh của mình với quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trước kia, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính gắn bó vận mệnh của mình với sự lãnh đạo cách mạng của Đảng mà 55 năm qua, nhân dân Thủy Dương đã đóng góp xứng đáng vào những trang sử cách mạng Tháng Tám, kháng chiến thần thánh chống Pháp, kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước và trong chặng đường đầu tiên cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH (1975 - 1985). Trong kháng chiến thần thánh chống Pháp, Thủy Dương là một xã chiến đấu kiên cường và tiêu biểu cho chiến trường sau lưng địch ở Tỉnh Thừa Thiên và có Liên khu IV. Trong kháng chiến thần thánh chống Mỹ, trong những điều kiện vô cùng  ác liệt do địch coi Thủy Dương thuộc vùng trọng điểm “bình định” của chúng, Thủy Dương đã tìm một cách đóng góp thích hợp của mình là xây dựng một hệ thống các gia đình cơ sở cách mạng thành một đường dây giao liên đưa đón cán bộ, bộ đội vào ra hoạt động ở Huế và các địa phương khác, đồng thời đưa nhiều thanh niên đi thoát ly tham gia lực lượng kháng chiến. Trong chặng đường 10 năm đầu tiên cả nước thống nhất đi lên CNXH (1975 - 1985), Thủy Dương có sự phấn đấu kiên cường và vươn lên kỳ diệu. Mới 10 năm, Thủy Dương đã khẵng định mình là “Đơn vị anh hùng” xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, được Đảng và Nhà nước tuyên dương.
Những yếu tố gì đã làm cho Thủy Dương đạt được những thành tích to lớn đó?
Trước  hết, đó là do nhân dân Thủy Dương, một bộ phận của nông dân Việt Nam có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, giàu tình cảm dân tộc, đúng như đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn có lần khẵng định : “Trong một nước thuộc địa, văn hóa của nông dân tượng trưng cho nền văn hóa của dân tộc. Tính chất cố định và bảo thủ của nông dân lại làm cho nông dân giàu tình cảm dân tộc hơn ai hết. Tình cảm dân tộc mạnh mẽ và sâu sắc của nông dân đã đưa nông dân vào con đường cách mạng đúng”.
Thứ hai là, do nhân dân Thủy Dương có truyền thống văn hiến, truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ như toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là của nhân dân Thuận Hóa, “Đất ấy đứng đầu mọi cái tốt... Tập tục thuần hậu - Sĩ phu chăm học hành, dân thứ siêng năng cày cấy...”
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhân dân Thủy Dương từ sớm đã bắt gặp ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - LêNin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đặc biệt, ánh sáng cách mạng ấy, đường lối cách mạng ấy được tổ chức Đảng ở Thủy Dương là một tổ chức cơ sở của Đảng luôn  luôn năng động, sáng tạo,  vận dụng một  cách sáng tạo cho phù
hợp với địa phương mình trong những giai đoạn kháng chiến gian nan quyết liệt, cũng như trong chặng đường đầu tiên cách mạng Xã hội Chủ nghĩa trên quê hương mình. Tổ chức cơ sở Đảng Thủy Dương tuy số lượng đảng viên lúc ít, lúc nhiều khác nhau, nhưng luôn luôn đi đúng đường lối quần chúng, gắn bó chặt chẻ với quần chúng nông dân quê hương mình, vừa dẫn dắt quần chúng bằng chủ trương đường lối đúng, vừa dẫn đường bằng cả hành động tiên phong gương mẫu, đi đầu, xông pha vào nơi “đầu sóng ngọn gió” của cuộc chiến đấu, hay vào trung tâm của trận địa sản xuất, xây dựng và bằng cả đạo đức trong sáng của mình. Trong 10 năm (1975 - 1985), lúc đầu ở xã chỉ có 1 chi bộ với 4 đảng viên, đến tháng 4/1980 đã thành lập Đảng bộ với 6 chi bộ, 72 đảng viên do đồng chí Lê Trọng Dẫn làm bí thư. Sự phát triển về số lượng của tổ chức đảng ở Thủy Dương là một sự phát triển vượt bậc, nhưng đặc biệt cần nói hơn là sự phát triển về mặt chất lượng. Có thể nói, đặc điểm của tổ chức đảng ở Thủy Dương, từ những đảng  viên thế hệ  nhiều  tuổi như các đồng  chí Lê Trọng Dẫn, Ngô Tiếu, Phùng Xuân Yên.v.v... đến các đồng chí trẻ, đã thể hiện được truyền thống tốt đẹp của Đảng và của nhân dân ta là “Thế hệ trước ân cần dìu dắt thế hệ sau và thế hệû sau kế tục trung thành sự nghiệp của thế hệ trước”.
Ngoài ra, cách mạng ở Thủy Dương đạt được những thành tích tốt đẹp và to lớn như trên, còn là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẻ, sự chi viện - động viên kịp thời của các cấp ủy đảng cấp trên như Liên khu ủy IV, Phân khu ủy Bình Trị Thiên, Tỉnh ủy Thừa Thiên và các Huyện ủy, Thành ủy Hương Thủy, Hương Phú, Huế; cũng như sự phối hợp và sự hổ trợ, giúp đở của cán bộ, nhân dân các xã như Thủy Thanh, Thủy An, Thủy Phương, Phú Đa.v.v...Nhờ những yếu tố này mà trong cuộc chiến đấu và phấn đấu của mình, cán bộ và nhân dân Thủy Dương luôn luôn được tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm niềm tin và sự phấn khởi để tiếp tục vươn dậy mạnh mẽ hơn trong những điều kiện rất khó khăn, quyết liệt. Nhưnîg lúc Thủy Dương bị địch càn quét, khủng bố, vây ráp khốc liệt, nhờ sự che chở, đùm bọc của cán bộ và nhân dân Thủy Thanh mà lực lượng cách mạng Thủy Dương vẫn có chổ đứng chân để sau đó tiếp tục bám địa bàn, bám dân, duy trì phong trào, hay đưa  phong trào cách mạng đi lên.
Đồng thời, về phía mình, cán bộ và nhân dân Thủy Dương luôn luôn nêu cao khẩu hiệu “Mình vì mọi người”; “Cùng cả nước, vì cả nước”, “Cùng cả Tỉnh, vì cả Tỉnh”, nên khắc phục được tư tưởng cục bộ, hẹp hòi, tìm mọi cách  góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
Tóm lại, trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám và trong 2 cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, Thủy Dương rất kiên cường và dũng cảm. Trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thủy Dương tiếp tục nêu cao các phẩm chất tốt đẹp đó, đồng thời phát huy cao độ truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, nên đã đạt được những thành tựu to lớn. Mười  năm, mà trở thành  “ Ngọn cờ đầu thâm canh lúa”, thành “Đơn vị anh hùng”. Đó là niềm tự hào rất chính đáng của cán bộ, nhân dân xã Thủy Dương. Nhân dân cả nước mến yêu và biết tiếng “Thủy Dương của Huế”. Cũng vì Thủy Dương đã biết tự khẵng định mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng./-

 

Trích: Lịch sử phong trào yêu nước và cách mạng xã Thủy Dương (1925-1985)

 

                                                                             NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 2-2008

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.171.521
Truy câp hiện tại 240